Phạm Thị Ngọc Thư Kho vận Đã xuất bản: 05/02/2021 Lượt Xem: 3.861

Như đã nêu trong trang "định giá hàng tồn kho" một trong những phương pháp tính giá khả thi mà bạn có thể sử dụng để định giá hàng tồn kho vĩnh viễn, đó là phương pháp chi phí trung bình.

Bài viết này trả lời cho câu hỏi thường gặp đối với các công ty sử dụng phương pháp này để định giá hàng tồn kho của họ: Một chuyến hàng bị trả lại cho nhà cung cấp ảnh hưởng như thế nào đến chi phí trung bình và các bút toán kế toán? Bài viết này chỉ dành cho trường hợp sử dụng cụ thể của định giá vĩnh viễn (trái ngược với định kỳ) và trong phương pháp tính giá trung bình (trái với tiêu chuẩn của FIFO).

Định nghĩa chi phí bình quân

Phương pháp giá vốn bình quân tính giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán trên cơ sở giá vốn bình quân gia quyền trên một đơn vị hàng tồn kho.

Chi phí bình quân gia quyền trên một đơn vị được tính theo công thức sau:

  • Khi hàng hóa đến nhà kho, chi phí trung bình mới được tính lại như sau:

media/avg01.png

  • Khi hàng hóa xuất kho: Chi phí bình quân không thay đổi.

Xác định giá mua hàng

Giá mua hàng hóa được ước tính khi nhận sản phẩm (có thể bạn chưa nhận được hóa đơn của nhà cung cấp) và được đánh giá lại khi nhận được hóa đơn của nhà cung cấp. Giá mua hàng hóa bao gồm chi phí bạn trả cho các sản phẩm, nhưng nó cũng có thể bao gồm các chi phí bổ sung, như chi phí về kho.

Định nghĩa chi phí bình quân

Hoạt độngGiá trị DeltaGiá trị tồn kho (VND)Số lượng thực tếChi phí bình quân (VND)
  000
Nhận 8 sản phẩm giá 100.000+8*100.000800.0008100.000
Nhận 4 sản phẩm giá 160.000+4*160.0001.440.00012120.000
Giao 10 sản phẩm-10*120.000240.0002120.000
Đầu tiên, chi phí bình quân được đặt là 0 vì không có sản phẩm nào trong kho. Khi hoạt động tiếp nhận đầu tiên được thực hiện, về mặt logic, chi phí bình quân trở thành giá mua.
Ở hoạt động tiếp nhận thứ hai, chi phí bình quân được cập nhật vì tổng giá trị hàng tồn kho hiện là 80.000 + 4 * 160.000 = 1.440.000 (VND). Vì số lượng thực tế trong kho có 12 đơn vị, giá trung bình cho mỗi đơn vị là 1.440.000 / 12 = 120.000 (VND)
Theo định nghĩa, hoạt động giao 10 sản phẩm không làm thay đổi chi phí bình quân. Thay vào đó, giá trị tồn kho bây giờ là 240.000 vì số lượng thực tế còn lại 2 đơn vị, mỗi đơn vị có giá trị bình quân là 240.000 / 2 = 120.000 (VND).

Trường hợp hàng trả lại

Trong trường hợp một sản phẩm được trả lại cho nhà cung cấp sau khi tiếp nhận, giá trị hàng tồn kho sẽ được giảm xuống bằng cách sử dụng công thức chi phí bình quân (không theo giá ban đầu của những sản phẩm này).

Điều này có nghĩa rằng bảng trên sẽ được cập nhật như sau:

Hoạt độngGiá trị DeltaGiá trị tồn kho (VND)Số lượng thực tếChi phí bình quân (VND)
  240.0002120.000
Trả lại 1 sản phẩm đã mua ban đầu giá 100.000 -1*120.000120.0001120.000

Giải thích tính toán

Hãy nhớ lại định nghĩa về chi phí bình quân nói rằng sẽ không cập nhật chi phí trung bình của một sản phẩm rời kho. Nếu bạn vi phạm quy tắc này dẫn đến sự mâu thuẫn trong giá trị tồn kho của bạn. 

Ví dụ, đây là tình huống khi bạn giao một sản phẩm cho khách hàng và trả lại một cái khác cho nhà cung cấp (với giá bạn đã mua):

Hoạt độngGiá trị DeltaGiá trị tồn kho (VND)Số lượng thực tếChi phí bình quân (VND)
  240.0002120.000
Giao 1 đơn vị cho khách hàng-1*120.000120.0001120.000
Trả lại 1 đơn vị với giá 100.000-1*100.00020.0000120.000

Như bạn có thể thấy trong ví dụ này, điều này không chính xác: định giá hàng tồn kho là 20.000 cho 0 sản phẩm trong kho.

Câu trả lời đúng phải là trả lại hàng hóa với chi phí trung bình hiện tại:

Hoạt độngGiá trị DeltaGiá trị tồn kho (VND)Số lượng thực tếChi phí bình quân (VND)
  240.0002120.000
Giao cho khách hàng 1 đơn vị-1*120.000120.0001120.000
Trả lại 1 đơn vị với giá 100.000-1*120.00000120.000

Mặt khác, sử dụng chi phí bình quân để xác định giá trị trả lại sẽ đảm bảo giá trị hàng tồn kho chính xác tại mọi thời điểm.

Chế độ Anglo Saxon

Đối với những người sử dụng nguyên tắc kế toán của Anglo saxon, có một khái niệm khác cần tính đến: tài khoản đầu vào của sản phẩm, tài khoản này nhằm lưu giữ giá trị của hóa đơn bất kỳ lúc nào nhà cung cấp nhận được. Vì vậy tài khoản đầu vào sẽ tăng khi nhận được lô hàng đến và sẽ giảm khi nhận được hóa đơn của nhà cung cấp liên quan.

Trở lại với ví dụ của chúng tôi, chúng tôi thấy rằng hàng trả lại được định giá bằng giá trung bình, số tiền được đặt trong tài khoản kho đầu vào là giá mua ban đầu:

Hoạt độngĐầu vàoGía khácGiá trị tồn khoSố lượng thực tế Chi phí bình quân
   000
Nhận 8 sản phẩm giá 100.000800.000 800.0008100.000
Nhận hóa đơn nhà cung cấp 800.0000 800.0008100.000
Nhận 4 sản phẩm giá 160.000640.000 1.440.00012120.000
Nhận hóa đơn nhà cung cấp 640.0000 1.440.00012120.000
Giao 10 sản phẩm0 240.0002120.000
Trả lại 1 sản phẩm đã mua với giá 100.000100.00020.000120.0001120.000
Nhận tiền hoàn hàng của nhà cung cấp 100.000020.000120.0001120.000

Điều này là do khoản hoàn trả của nhà cung cấp sẽ được thực hiện bằng giá mua ban đầu, do đó, để không ảnh hưởng của việc trả lại hàng nhập kho trong hoạt động cuối cùng, chúng tôi cần sử dụng lại giá ban đầu. Tài khoản chênh lệch giá nằm trên nhóm sản phẩm được sử dụng để ghi sổ khoản chênh lệch giữa chi phí bình quân và giá mua hàng hóa ban đầu.