Nguyễn Thị Liên Giới thiệu chung Đã xuất bản: 16/07/2020 Lượt Xem: 8.835

              Để tìm hiểu thêm về khái niệm sản phẩm, nhóm sản phẩm, cách quy hoạch sản phẩm, bạn có thể tham khảo bài viết Quy hoạch và Thiết lập Nhóm sản phẩm trong Odoo/ERPOnline.

              Một số menu có thể dùng để tạo sản phẩm trong ERPOnline:

              • Menu Bán hàng/sản phẩm/sản phẩm


              • Menu Mua hàng/sản phẩm/sản phẩm


              • Menu Kho vận/Dữ liệu gốc/sản phẩm


              Các thông tin cần thiết lập trên form sản phẩm:


              Các thông tin chung của sản phẩm

              • 1: Số lượng hàng tồn trong kho thực tế

              • 2: Số lượng dự báo = số lượng hàng tồn thực tế + số lượng hàng sắp về (đơn mua hàng hoặc lệnh sản xuất đã xác nhận) - số lượng hàng sắp bán, sắp tiêu thụ ( đơn bán, lệnh sản xuất đã xác nhận)

              • 3: Truy xuất nguồn gốc: đường đi của hàng hóa thông qua các dịch chuyển kho từ điểm này sang điểm khác

              • 4: Quy tắc tái cung ứng: Đặt số lượng tối thiểu/ tối đa cho một loại hàng hóa tại 1 địa điểm cố định: giúp chỉ cho phần mềm biết quy luật cung ứng của hàng hóa. VD: xuống dưới mức tối thiểu đi đặt mua. Và số lượng đặt mua để khi hàng hóa về sẽ đủ số lượng lưu kho tối đa

              • 5: Tuyến cung ứng: các phương thức cung cấp hàng hóa. VD: tuyến mua, tuyến sản phất, tuyến dịch chuyển từ điểm này sang điểm khác…

              • 6: Quy luật sắp xếp: Hàng hóa được sắp xếp tự động vào 1 vị trí/ địa điểm nào đó. Ví dụ: Giá A, Giá B....

              • 7: Mua: Số lượng hàng hóa đã mua

              • 8: Đã bán: Số lượng sản phẩm đã bán

              • Tên sản phẩm: Có thể dịch sang ngôn ngữ khác để sử dụng cho các đối tác nước ngoài bằng cách chọn nút dịch biểu tượng VI bên phía góc phải của ô.

              • Ảnh sản phẩm

              • Hàng hóa có thể bán: đánh dấu nếu sản phẩm dịch vụ dùng trên các đơn bán, có thể bán. Nếu được đánh dấu sản phẩm sẽ xuất hiện trên list danh sách sản phẩm ở phần bán hàng

              • Hàng hóa có thể mua: đánh dấu nếu sản phẩm dịch vụ dùng trên các đơn mua hàng, có thể mua. Nếu được đánh dấu sản phẩm sẽ xuất hiện trên list danh sách sản phẩm ở phần mua hàng

              • Có thể là chi tiêu/ chi phí: Nếu sản phẩm dùng để khai báo ở phần chi phí nhân sự như: chi phí vé máy bay, khách sạn, ăn uống, chi phí công tác…

              Note: Nếu số lượng module được cài đặt nhiều hơn có thể xuất hiện thêm các thông tin khác tương ứng với tình năng thêm đó.

              Tab thông tin tổng quát trên form sản phẩm

               

              • Kiểu sản phẩm:

                • Tiêu dùng: Dùng cho các sản phẩm tiêu dùng nội bộ, chỉ quản lý số lượng, không quản lý bút toán kho

                • Có thể lưu kho: Dùng cho các sản phẩm nhập về bán hoặc các sản phẩm nhập về dùng dần.ví dụ công cụ dụng cụ nhập 153, khi dùng dần đưa sang chi phí.

                • Dịch vụ: Sử dụng cho các sản phẩm kiểu dịch vụ

              • Nhóm sản phẩm: là nhòm mà sản phẩm này thuộc về

              • Mã nội bộ: mã sản phẩm

              • Mã vạch: mã sản phẩm ở dạng mã vạch, dùng cho máy quét

              • Giá bán: Giá bán ra của sản phẩm (nếu để bản). Mang tính chất gợi ý, trên mỗi đơn bán người dùng có thể điều chỉnh lại. Đây cũng có thể sử dụng làm cơ sở tính toán để tạo các bảng giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp

              • Thuế khách hàng: Thuế VAT bán ra của sản phẩm

              • Giá vốn: giá vốn của sản phẩm được tính tùy vào phương pháp giá vốn được lựa chọn trên form sản phẩm. Khi thiết lập sản phẩm mới có thể bỏ qua phần này. Đây cũng có thể sử dụng làm cơ sở tính toán để tạo các bảng giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp

              • Đơn vị đo lường: đơn vị tiêu chuẩn của sản phẩm. Nếu được chọn đây sẽ là đơn vị lưu kho mặc định

              • Đơn vị mua hàng: Khi mua được mua theo đơn vị này. Mang tính chất gợi ý

              • Ghi chú nội bộ: các lưu ý nội bộ cho sản phẩm nếu cần.

              Tab bán hàng trên form sản phẩm

               


              • Chính sách xuất hóa đơn: các hóa đơn bán sẽ được chọn một trong hai cách xuất hóa đơn khi chứa sản phẩm này 

                • Theo số lượng đặt hàng: số lượng và giá trị hàng hóa trên hóa đơn dựa vào số lượng và giá trị hàng hóa trên đơn hàng bán mà không phụ thuộc vào việc giao từ kho hay chưa.

                • Theo số lượng bàn gia Số lượng và giá trị hàng hóa trên hóa đơn dựa vào số lượng hàng giao ở kho giao với giá trị trên đơn hàng bán

              • Chi phí tái xuất hóa đơn: là giá trị hóa đơn bán hàng được xuất cho khách dựa vào hóa đơn của nhà cung cấp hoặc các khoản chi tiêu do nhân viên kê khai khi thực hiện dịch vụ nào đó cho khách hàng

                • Không: không sử dụng

                • Theo giá vốn: Giá trị tái xuất hóa đơn dựa trên giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp

                • Giá bán: Giá trị tái xuất hóa đơn dlấy từ thông tin giá bán của hàng hóa trên tab Tổng quát.

              • Mô tả bán hàng: là các đặc điểm, thông số của sản phẩm. Khi nhập thông tin này, mỗi lần cần báo giá cho khách hàng thì tất cả mô tả ở đây sẽ được hiển thị trên trường Mô tả của form Báo giá khách hàng.

              Tab mua hàng trên form sản phẩm

               Danh sách nhà cung cấp: là những nhà cung cấp có thể cung cấp sản phẩm này. Thông tin này cần nhập đầy đủ phục vụ cho quá trình đề xuất đơn hàng tự động ở một số tính huống khi kích hoạt và sử dụng chuỗi cung ứng cho sản phẩm. Ở đầu mỗi nhà cung cấp có mũi tên lên xuống để điều chỉnh vị trí. Nhà cung cấp nào ở trên sẽ được phần mềm ưu tiên chọn khi chaỵ các quy trình tự động hóa. Khi nhấn thêm một dòng, một cửa sổ mở ra để bạn nhập thông tin nhà cung cấp:


                • Tên nhà cung cấp: tương ứng với việc bạn tạo đối tác trong dữ liệu của hệ thống. Bạn có thể chọn đối tác có sẵn trong hệ thống hoặc tạo mới (xem thêm cách tạo đối tác tại: Cách tạo Liên hệ)

                • Tên sản phẩm phía nhà cung cấp: được điền nếu tên sản phẩm được nhà cung cấp gọi khác với tên được đặt trên hệ thống. Nếu hai cách gọi như nhau thì bạn có thể bỏ trống phần này. Tên này sẽ được hiển thị khi bạn gửi yêu cầu chào giá cho nhà cung cấp

                • Mã sản phẩm nhà cung cấp: tương tự nếu mã sản nhà cung cấp đặt khác mã trên hệ thống của bạn.

                • Biến thể sản phẩm: nếu không được chọn thì thông tin nhà cung cấp sẽ được áp dụng cho tất cả biến thể của sản phẩm này (xem thêm về khái niệm và cách tạo các biến thể tại:........)

                • Thời gian giao hàng: là khoảng thời gian tính theo đơn vị ngày mà nhà cung cấp dự định sẽ giao cho bạn kể từ khi xác nhận đơn hàng mua tới lúc nhận hàng về kho. Thời gian này sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh tại một số tình huống.

                • Số lượng: Số lượng tối thiểu mỗi lần đặt hàng sản phẩm này từ nhà cung cấp

                • Giá: đơn giá mua sản phẩm từ nhà cung cấp này

                • Ngày hợp lệ: thời gian áp dụng bảng giá này cho sản phẩm. Nếu bạn để trống thì các thông tin này luôn được áp dụng


              • Cung ứng

                • Mua sắm/cung ứng: Khi có nhu cầu về sản phẩm này tại một số quy trình tự động thì

                  • Tạo đơn mua dự thảo: một yêu cầu chào giá dự thảo được tạo và chọn nhà cungc ấp đầu trên trong danh sách nhà cung cấp bạn nhập ở trên

                  • Đề xuất một Hồ sơ mời thầu: một hồ sơ thầu được tạo để gửi cho nhiều nhà cung cấp bạn muốn

              • Hóa đơn nhà cung cấp

                • Thuế nhà cung cấp: thuế áp dụng khi mua hàng

                • Chính sách kiểm soát

                  • Theo số lượng mua: số lượng và giá trị hàng hóa trên hóa đơn dựa vào số lượng và giá trị hàng hóa trên đơn hàng mua mà không phụ thuộc vào việc nhận hàng hóa đó về kho hay chưa.

                  • Theo số lượng nhận: Số lượng và giá trị hàng hóa trên hóa đơn dựa vào số lượng hàng nhận ở kho giao với giá trị trên đơn hàng bán

              • Mô tả mua hàng: Thông tin mô tả sản phẩm bạn muốn hiển thị khi tạo yêu cầu chào giá gửi nhà cung cấp

              Tab Kho vận trên form sản phẩm


              • Giao nhận:

                • Tuyến cung ứng: là đường đi của hàng hóa khi xuất hiện nhu cầu cung ứng trên hệ thống

                • Ngày an toàn sản xuất: nếu được ghi nhận số ngày thì đây sẽ là giá trị cộng thêm vào thời gian sản xuất sản phẩm này để lên kế hoạch ở tính năng sản xuất 

                • Thời gian giao hàng: thời gian mà bạn cần hứa với khách hàng kể từ khi xác nhận đơn bán đến khi xuất kho hàng hóa

              • Truy suất nguồn gốc

                • Theo số serial duy nhất: mỗi sản phẩm có 1 số serial duy nhất để kiểm soát mỗi bước mua bán, giao nhận

                • Theo lô: mỗi lô sản phẩm có 1 số serial để kiểm soát mỗi bước mua bán, giao nhận

                • Không truy vết: không sử dụng tính năng này

              • Địa điểm đối ứng: bạn có thể tím hiểu kỹ hơn ở hướng dẫn sử dụng tính năng Kho vận. Nếu không có gì đặc biệt bạn có thể để mặc định

              • Kho vận: Các thông tin sản phẩm được điền ở đây, có thể sử dụng làm thông tin tham khảo khi vận chuyển hàng hóa và lưu trữ

              Tab Kế toán trên form sản phẩm

              • Bạn có thể để trống nếu bạn đã thiết lập các thông tin này trên nhóm sản phẩm (Xem thêm: Cách tạo nhóm sản phẩm). Nếu sản phẩm sử dụng các quy tắc trên nhóm thì bạn có thể để trống thông tin tại tab này. 

              • Trường hợp bạn muốn có một số cấu hình khác những thông tin trên nhóm thì có thể thiết lập tại đây. Phần mềm sẽ ưu tiên cấu hình trên tab này trước khi xét những thiết lập về kế toán trên Nhóm sản phẩm.

              Như vậy bạn đã có thể tạo dữ liệu sản phẩm để bắt đầu sử dụng tại các tính năng mua hàng, bán hàng, kho vận, kế toán, sản xuất... Hãy khám phá thêm các tính năng khác để có một hệ thống hoàn chỉnh nhé!