Hỏi Đáp

Welcome!

This community is for professionals and enthusiasts of our products and services.
Share and discuss the best content and new marketing ideas, build your professional profile and become a better marketer together.

0

Bút toán định kỳ

Ảnh đại diện
Tạ Quang Toàn

Các bạn cho mình hỏi với, mình thấy có bút toán định kỳ trong phân hệ kế toán không biết dùng để làm gì? mình định vào để khai báo thử các bút toán kết chuyển cuối kỳ nhưng không được. Ai biết chỉ cho mình với nhé, cảm ơn nhiều!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
6 Trả lời
0
Ảnh đại diện
Leo Tran
Best Answer

Chào bạn Toàn,

Trong ERPOnline, bút toán định kỳ có chức năng như đúng tên gọi của nó nghĩa là cứ đến đúng một kỳ (ngày) nhất định, nó sẽ tự động tạo ra 1 bút toán mà bạn đã cấu hình trước. Mình lấy một ví dụ như thế này: công ty bạn mua 10 triệu VND tiền giấy in và sử dụng trong vòng 5 tháng. Như vậy, bạn sẽ không ghi nhận chi phí 10 triệu này 1 lần mà sẽ phân bổ nó ra trong 5 tháng, mỗi tháng là 2 triệu. Đồng thời nó cũng không đủ điều kiện để được coi là tài sản cố định nên bạn cũng không thể dùng chức năng Tài sản trong phân hệ Kế toán để tự động phân bổ chi phí. Lúc này bạn sẽ cần đến bút toán định kỳ, để cứ đến một ngày nhất định, hệ thống sẽ tự động tạo ra một bút toán với nội dung Có 242: 2.000.000Nợ 6423: 2.000.000.
Để thực hiện ví dụ trên, bạn sẽ thao tác như sau:

  1. Định nghĩa một bút toán định kỳ bằng cách truy cập vào menu Kế toán > Xử lý định kỳ > Bút toán định kỳ > Định nghĩa bút toán định kỳ và nhấn nút "Tạo mới".
  2. Nhập các thông tin như hình đính kèm 1, riêng đối với trường "Model" bạn nhấn vào nút "Tạo và sửa" và nhập các thông tin như hình đính kèm 2.
  3. Nhấn nút "Tính toán" để chuyển trạng thái của bút toán định kỳ mà bạn vừa định nghĩa sang "Đang chạy".
  4. Truy cập vào menu Kế toán > Xử lý định kỳ > Bút toán định kỳ > Tạo bút toán, chọn ngày giới hạn mà bạn cần tạo bút toán (bạn chỉ tạo bút toán đến ngày mà bạn chọn thôi) và nhấn nút "Tạo bút toán".
  5. Hệ thống sẽ tạo ra các bút toán dưới dạng "Dự thảo", bạn cần "Vào sổ" cho các bút toán đó để kết thúc tiến trình xử lý các bút toán định kỳ.

Trong nghiệp vụ kế toán, bạn sẽ có rất nhiều các bút toán định kỳ tương tự. Mỗi nghiệp vụ như vậy, bạn sẽ định nghĩa ra một bút toán định kỳ và cứ đến một ngày cụ thể (ví dụ ngày 31 hàng tháng), bạn lại vào phần mềm và thực hiện bước 4 & bước 5. Bạn cũng có thể chỉ thực hiện bước 4 và sử dụng menu Kế toán > Xử lý định kỳ > Bút toán dự thảo > Vào sổ bút toán để thay cho bước 5.


Chúc bạn thành công!

Bút toán định kỳ

Bút toán định kỳ

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Trần Ngọc Tuấn
Best Answer
quyên viết:

Nếu có thể làm NỢ trước Có sau, vậy chị vui lòng chỉ chỗ chỉnh sửa như thế nào được không ah. Vì bên em quen nhìn Nợ trên, Có dưới rồi ah
Thực tế thì việc Nợ trước Có sau đó là thói quen xuất phát từ khi môn kế toán được mô tả lần đầu (hồi đó gọi là phương pháp ghi sổ kép) vào đâu đó hồi thế kỷ 15 bởi một ông tu sỹ gì đó (tớ ko nhớ tên). Theo mô tả của ông này thì khoản Debit (theo tiếng Latin có nghĩa là "Bên trái"), phải ghi trước, các bút toán sau ghi vào bên phải (Credit). Theo nguyên tắc ghi sổ kép thì tổng bên trái cộng tổng bên phải phải bằng nhau để phán ánh được bản chất của giao dịch - một sự trao đổi tài nguyên cùng giá trị được đồng thời nhận được và cho đi.
Việc ghi Debit trước, Credit sau đã được sử dụng như một thông lệ truyền miệng (không được tiêu chuẩn hoá) từ nhiều thế kỷ nay. Đến đầu thế kỷ 20, GAAP (nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung) ra đời với nỗ lực chuẩn hoá việc truyền miệng nói trên. Tuy nhiên, các nguyên tắc này ở thời đại công nghệ đã đổi liên tục để tận dụng lợi thế của công nghệ. Việc ghi cái nào trước cái nào sau không còn quan trọng và bản thân GAAP cũng không còn đề cập đến điều này nữa.
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
quyên
Best Answer

Nếu có thể làm NỢ trước Có sau, vậy chị vui lòng chỉ chỗ chỉnh sửa như thế nào được không ah. Vì bên em quen nhìn Nợ trên, Có dưới rồi ah

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Nguyễn Thị Liên
Best Answer

Chào bạn,

Bạn Leo Tran hướng dẫn phần trên là bút toán định kỳ. Nôm na là bạn tạo ra 1 bút toán mẫu cho các khoản hàng tháng. Vì vậy cái việc nợ hay có trước là do bạn làm thôi. Bạn tạo nợ trước có sau hay có trước nợ sau cũng ok mà. Cái này không phải mặc định của Odoo.

Cơ mà tớ thắc mắc là hình như không có cái quy định nào là phải đặt nợ trên có dưới hay ngược lại thì phải. Chẳng qua câu cửa miệng của dân kế toán là nợ - có nên đôi khi các bạn quen vậy. Hay tớ nhớ nhầm nhỉ?

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
quyên
Best Answer

Dear anh Leo Trần
Em thấy hình đính kèm 2 của anh có phần hạch toán, anh cho em hỏi chút:
Tại sao ERP định khoản Nợ lại nằm dòng dưới, Có thì lại nằm dòng trên vậy anh. Đúng ra là tài khoản Nợ nằm trên, tài khoản Có nằm dưới chứ ah.
Do hệ thống mình mặc định xem hạch toán là như vậy?
Nếu em muốn chỉnh Nợ dòng trên rồi Có dòng dưới được không anh

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Tạ Quang Toàn
Best Answer

Cảm ơn bạn Leo Tran

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ

Trả lời của Bạn

Vui lòng đảm bảo câu trả lời của bạn có liên quan và giải đáp đúng nội dung câu hỏi. Nếu muốn bình luận về câu hỏi hoặc câu trả lời, hãy sử dụng công cụ Bình luận. Lưu ý, bạn có thể thay đổi nội dung trả lời thay vì trả lời lại 02 lần cho cùng một câu hỏi. Đồng thời bạn có thể nhấn nút để bầu chọn câu hỏi / câu trả lời tốt nhất.