Chào các bạn! Mình đang băn khoăn không biết với các doanh nghiệp có nhiều đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập (VD công ty mình có 1 VP và 5 XN hạch toán độc lập) thì khi triển khai ERP có thực hiện được không, cách quản lý thế nào (khai báo tài khoản, sổ nhật ký, ngân hàng, tiền mặt…) cứ lẫn lộn với nhau thì khó mà phân biệt được, rồi còn báo cáo nữa (báo cáo riêng, báo cáo hợp nhất). Nói chung mình chưa biết sẽ làm thế nào để dùng được, mong các bạn tư vân cho mình với nhé. Cảm ơn!
4 Trả lời
Chức năng multi-company thường cần các chuyên gia có kinh nghiệp triển khai. Ngoài các chức năng đặc thù của doanh nghiệp và các doanh nghiệp con, chỗ hóc búa nhất sẽ nằm ở phần phân quyền và phần tài chính/kế toán.
Cần phải lên các phương án một cách tỉ mỉ và cân nhắc lựa chọn phương án vì thực tế có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau (ví dụ: xài chung một hệ thống hoạch đồ kế toán hay tách riêng, mỗi cái đều có cái hay và dở).
Trong trường hợp bạn tự triển khai, bạn có thể triển khai cho công ty mẹ và đưa vào hoạt động thật ổn định trước khi triển khai tiếp cho các công ty con. Đi từng bước nhỏ nhưng phải thật chắc nếu không sẽ bung bét và dẫn đến thất bại.
Cảm ơn leotran! nói như vậy thì mỗi đơn vị trực thuộc đều phải khai báo tất cả các nghiệp vụ (tài khoản, sổ nhật ký, ngân hàng, két tiền mặt…) giống như vp công ty phải không ban, nhưng khi dữ liệu ghi lại có tách riêng từng đơn vị không hay dữ liệu bị gộp lại (các khai báo trùng nhau), mình vẫn còn thắc mắc vấn đề này mong bạn giải thích rõ hơn.
cảm ơn!
Hi bạn Toàn,
Trường hợp này của bạn thì ERPOnline / Odoo hoàn toàn thực hiện được. Cách quản lý thì sẽ như sau: trước tiên bạn cần kích hoạt tính năng Đa công ty (Multi Company). Mỗi một văn phòng hoặc xí nghiệp bạn sẽ coi là 1 company trong phần mềm. Tiếp theo, bạn cần phân quyền sao cho các dữ liệu sẽ được lọc theo Company (chức năng này đã có sẵn trong hệ thống), sau đó add user vào company tương ứng. Khi đó, user thuộc company nào sẽ chỉ nhìn thấy dữ liệu của company đấy. Điều đó có nghĩa, đối với những user chỉ xem được dữ liệu của một company thì không cần quan tâm đến cách bạn khai báo tài khoản, sổ nhật ký,… Vì họ chỉ nhìn thấy tài khoản, sổ nhật ký của company mà mình phụ trách, nên cho dù bạn có 2 tài khoản 331 trong cơ sở dữ liệu thì họ cũng chỉ nhìn thấy 1 mà thôi. Tuy nhiên bạn sẽ cần quan tâm tới 2 vấn đề sau khi triển khai Multi Company
- Đối với những user có quyền trên nhiều company (ví dụ như Chủ tịch, Tổng giám đốc,…) thì sẽ gặp vấn đề, vì lúc đó họ có thể nhìn thấy dữ liệu của nhiều hoặc tất cả các company. Điều đó rất dễ gây nhầm lẫn vì bạn sẽ không biết 331 nào là của company nào? Để giải quyết trường hợp này bạn sẽ viết thêm 1 phân hệ tùy biến. Phân hệ này thay vì chỉ hiển thị mã + tên tài khoản (331) thì nó sẽ hiển thị thêm tên công ty, ví dụ: Công ty A (Văn phòng A) / 331 Khoản phải trả. Tương tự đối với các dữ liệu như Sổ nhật ký, Ngân hàng, Tiền mặt,….
- Bạn cần viết thêm phân hệ tùy biến để có được Báo cáo tài chính hợp nhất. Hiện nay, phần mềm mới hỗ trợ báo cáo riêng (khi BCTC bạn sẽ chọn company để In báo cáo).
P/S: mặc định, khi bạn kích hoạt chức năng Multi Company, hệ thống cũng đã có một số bộ quyền được xây dựng sẵn. Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn cần xây dựng lại hệ thống phân quyền này. Để có thể xây dựng được một bộ quyền trong môi trường Multi Company thì bạn cần tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật như: đối tượng, trường, biểu thức,…
Thân ái!