Các chuyên gia giúp em một số thắc mắc nhỏ với. (Hình ảnh dưới đây)
1. Giữa đơn vị bán và đơn vị sản phẩm được tính toán với nhau như thế nào?
mà khi em nhập số lượng bán (đơn vị bán) và số lượng sản phẩm khác nhau lại không thể được. khi enter lại trở về số lượng bằng nhau mặc gì khác đơn vị.
2. Khối lượng được tính toán thế nào khi không thể nhập?
3. Đối với kiểm soát tồn kho, tại sao lại không có trường hợp ''Áp dụng'' kiểm soát tồn kho.
4. Có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết về việc đóng gói sản phẩm không ạ? công ty e làm về chế biến thủy sản thì việc đóng gói nhiều lớp: 1 thùng 10 hộp, 1 hộp 3 túi, 1 túi 5 con cá. Em không rõ phần này bên Quản lý kho xử lý ra sao?
Em cảm ơn.
4 Trả lời
Chào bạn,
1. Vấn đề bạn hỏi liên quan đến phần cấu hình đơn vị đo lường của sản phẩm. Việc quy đồi đơn vị sản phẩm chỉ thực hiện được nếu các đơn vị quy đổi thuộc cùng một nhóm.
Ví dụ:
- Nhóm 1: dùng cho sản phẩm cáp thép: 1kg = 3m cáp
- Nhóm 2: dùng cho cáp đồng: 1kg = 2 m cáp
Như vậy cùng là đơn vị "m" nhưng khi bạn tạo sản phẩm, bạn phải lựa chọn đơn vị "m" trong nhóm cáp thép nếu là sản phẩm cáp thép và "m" trong nhóm cáp đồng.
Cụ thể với ví dụ của bạn: 1 thùng 10 hộp, 1 hộp 3 túi, 1 túi 5 con cá, mình cấu hình như sau:
- Bước 1: Tạo nhóm Đơn vị Cá đóng hộp ( Tên này bạn có thể lấy tuỳ ý theo các sắp xếm của mình)
- Bước 2: Tạo đơn vị: Con, là đơn vị gốc của nhòm này (Hình 1)
- Bước 3: Tạo đơn vị: Túi, lớn hơn đơn vị gốc 5 lần (Hình 2)
- Bước 4: Tạo đơn vị: Hộp, lớn hơn đơn vị gốc 15 lần (Hình 3)
- Bước 5: Tạo đơn vị: Thùng, lớn hơn đơn vị gốc 150 lần (hình 4)
Vậy khi bạn cấu hình sản phẩm bạn tuỳ chọn đơn vị trong nhóm, phần mềm sẽ tự quy đổi cho bạn (Hình 5- VD: Thùng - Đơn vị này sẽ hiển thị trong phần kho hàng, nếu bạn muốn để đơn vị khá thì bạn có thể chọn lại 1 trong các ĐV trên). Khi bạn mua vào hay bán ra thì dựa vào đơn vị tính bạn chọn trên đơn hàng, phần mềm sẽ quy đổi và cộng trừ trong kho của bạn.
Ở đây mình làm một vài ví dụ để bạn tham khảo, và có phần báo cáo tồn kho cho sản phẩm này qua các lần xuất nhập kho. (hình 6)
2. Với câu hỏi thứ 3 của bạn, mình chưa hiểu lắm, bạn có thể nói rõ hơn không? Vì mình không thấy hình bạn gửi kèm ^=^!
em xin lỗi vì quên đính kèm :D
còn 1 vấn đề nữa về phân quyền trong kho.
Công ty e có 2 kho ở xa nhau, có 2 thủ kho khác nhau và 1 trưởng kho.
Trong erponline có phân quyền trong 1 phân hệ không ạ?
Ví dụ : thủ kho 1 không thể thực hiện phiếu nhập xuất của thủ kho 2. Trưởng kho có quyền quan sát các giá trị tồn của từng kho, dòng dịch chuyển hàng hóa giữa 2 kho,..
Hangpham viết:
Các chuyên gia giúp em một số thắc mắc nhỏ với. (Hình ảnh dưới đây)
3. Đối với kiểm soát tồn kho, tại sao lại không có trường hợp ''Áp dụng'' kiểm soát tồn kho.
Chỗ này là lỗi dịch thuật. Trường này là Kiểm soát hóa đơn chứ không phải Kiểm soát tồn kho. Xem đính kèm. Lỗi đã được sửa. Bạn có thể nạp lại ngôn ngữ và khởi động lại Dịch vụ ERPOnline của bạn để được cập nhật.
Hangpham viết:
còn 1 vấn đề nữa về phân quyền trong kho.
Công ty e có 2 kho ở xa nhau, có 2 thủ kho khác nhau và 1 trưởng kho.
Trong erponline có phân quyền trong 1 phân hệ không ạ?
Ví dụ : thủ kho 1 không thể thực hiện phiếu nhập xuất của thủ kho 2. Trưởng kho có quyền quan sát các giá trị tồn của từng kho, dòng dịch chuyển hàng hóa giữa 2 kho,..
Với ERPOnline thì bạn có thể phân quyền đến từng trường dữ liệu hoặc đến từng bản ghi dữ liệu. Tuy nhiên, để phân quyền sâu đến vậy thì cần hiểu biết sâu sắc về phần mềm này (ở khía cạnh kỹ thuật). Nếu bạn chưa biết Bạn có thể tham khảo các bộ quyền có sẵn trong phần mềm (Thiết lập > Người dùng > Nhóm) để hiểu cách thức làm việc.
Nguyên tắc thì bạn sẽ cần tạo 2 Nhóm: Thủ kho 1 và Thủ kho 2. Với mỗi nhóm, bạn thiết lập Quy tắc (Rules) và lọc theo miền (Domain Filter) để đảm bảo Thủ kho 1 chỉ truy cập được vào Kho 1.
Bạn có thể cho mình biết tên miền hệ thống ERPOnline mà bạn đang sử dụng không? Nhắn tin cho mình hoặc điền thông tin vào tab Odoo của bạn ở dưới ô trả lời nếu bạn muốn giữ bí mật.