Dear bạn.
Mình bên Công ty Hoàng Vinh, mình đang dùng hệ thống Odoo 9 bên bạn, bạn vui lòng cho mình hình ảnh minh hoạ về việc tạo "Tạm ứng", theo dõi và thanh toán, bổ sung tạm ứng được không ?
Hệ thống Odoo 8 mình thấy hay nhưng Odoo 9 thì không tìm thấy giao diện như vậy. Hướng dẫn giúp mình bằng hình ảnh.
Thanks
3 Trả lời
Trí viết:Tạm ứng:
Vấn đề của mình ở đây là :
Ví dụ : Mình tạo ra dự án A, giá trí trước thuế của dự án là 63 triệu.
Nhân viên phụ trách B tạm ứng đợt 1 : 12 triệu (có diễn giải tạm ứng)
Nhân viên phụ trách C tạm ứng đợt 2 : 10 triệu (có diễn giải tạm ứng)
Nhân viên B diễn giải thanh toán 14 triệu, cần chi thêm 2 triệu.
Nhân viên C diễn giải thanh toán 5 triệu, hoàn trả công ty 5 triệu.
Vấn đề này thì mình thực hiện thế nào, có thể liên kết với dự án để tính toán chi phí lợi nhuận luôn. Thanks bạn.
- Tạo một sản phẩm kiểu Chi tiêu có tên Tạm ứng nhân viên. Ở tab kế toán của sản phẩm này chọn 141 cho cả tài khoản doanh thu và chi phí. Sau này, quản lý tạm ứng sẽ thông qua sản phẩm ảo này.
- Tại mỗi hồ sơ nhân viên cần phải chọn tài khoản người dùng và địa chỉ nhà. Địa chỉ nhà chính là đối tượng partner gắn với user.
- Mở địa chỉ nhà của nhân viên, ở tab kế toán chọn khoản phải thu là 3342 (nhớ cài module kế toán theo TT 200)
- Khi nhân viên B có nhu cầu tạm ứng, nhân viên này sẽ tạo một đề nghị bằng tính năng Chi tiêu (Expense) và kê khai sản phẩm chi tiêu là Tạm ứng nhân viên với số tiền mà B muốn tạm ứng.
- Sếp của B duyệt thì kế toán dùng tính năng đối soát ở ngay sổ nhật ký để thanh toán khoản tạm ứng đã được duyệt này. Ví dụ, chi bằng tiền mặt thì ở Sổ tiền mặt tạo giao dịch mới với số tiền mang dấu âm (chi tiền). Số tiền mà khớp với đề nghị đã được duyệt nói trên thì Odoo nó sẽ tự chuyển trạng thái của đề nghị nói trên sang Đã thanh toán
- Khi nhân viên muốn thêm 2 triệu nữa, quy trình lại lặp lại tương tự
Hoàn ứng
- Tạo sổ nhật ký kiểu tiền mặt có tên "Tạm ứng nhân viên" với tài khoản bên nợ và bên có đều là 141
- Khi nhân viên giải trình về số tiền tạm ứng. Nhân viên lại tiếp tục dùng tính năng kê khai Chi tiêu. Nhưng khác ở bên trên, tại đây nhân viên chi tiêu cho sản phẩm nào thì chọn sản phẩm đó (thay vì chọn sản phẩm tạm ứng)
- Kế toán đối soát khoản tạm ứng đã ghi nhận ở 141 bằng cách tạo đối soát ở số nhật ký Tạm ứng nhân viên cho khoản chi tiêu trên. Nếu khớp thì khoản chi tiêu kia cũng sẽ sang trạng thái paid. Và số tiền tạm ứng ở 141 của nhân viên này đương nhiên cũng giảm theo tương ứng.
- Quy trình cứ thế đến, việc theo dõi các khoản phải trả cho nhân viên và tạm ứng nhân viên sẽ nằm ở 3342 và 141
Về việc "neo" các khoản thu chi vào một dự án, bạn cần kích hoạt chế độ kế toán quản trị. Mỗi dự án gắn với một tài khoản kế toán quản trị. Tại tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến dự án này (kể cả nghiệp vụ tạm ứng, hoàn ứng nói trên) đều cần ghi nhận vào đó.
Chào bạn,
Trong Odoo 9, phần thanh toán khách hàng, nhà cung cấp khá linh hoạt và tiện dụng. Mình sẽ lấy VD và hướng dẫn bạn từng bước:
Đề bài: Ứng cho nhà cung cấp A, số tiền 100.000.000đ
Phát sinh mua hàng với hoá đơn 150.000.000đ
Đối soát khoản tạm ứng với hoá đơn.
Thanh toán nốt 50.000.000đ còn lại.
Cách giải quyết:
1. Tạo khoản tạm ứng thanh toán cho NCCA: 100.000.000đ: Kế toán/Mua hàng/Thanh toán, ấn Tạo mới (Hình 1)
Lúc này bạn lưu ý, form thanh toán của nhà cung cấp, khách hàng…là như nhau. Bạn cho kiểu thanh toán gửi tiền (nếu thanh toán cho nhà cung cấp), nhận tiền (nếu khách hàng thanh toán cho mình), hoặc lưu chuyển nội bộ (chuyển từ ngân hàng về tiền mặt hoặc ngược lại, hoặc các ngân hàng hay các quỹ với nhau), bạn chọn phương thức thanh toán, chọn nhà cungc ấp, chọn ngày thanh toán, điền số tiền 100.000.000đ
2. Sau khi bạn xác nhận thanh toán, phần mềm sẽ ghi nhận và tạo phát sinh kế toán liên quan, bạn có thể xem luôn phát sinh trên form (hình 2)
3. Tạo hoá đơn mua hàng trị giá 150.000.000đ: Bạn lưu ý sản phẩm trên hoá đơn phải được cấu hình vào các nhóm sản phẩm có định khoản kế toán và các cấu hình khác cần thiết. Lúc này, phần mềm sẽ gợi ý cho bạn 2 phương án (Hình 3):
- Thanh toán hoá đơn và bỏ qua khoản ứng trước nếu như bạn ko muốn đối soát khoản ứng trước đó với hoá đơn này.
- Thông báo có 1 khoản nợ đọng của đối tác NCC A, nếu bạn muốn đối soát thì ấn vào đó, hoặc di chuyển xuống cuối hoá đơn để đối soát.
4. Đối soát hoá đơn: Bạn ấn vào nút thêm khoản tạm ứng 100.000.000đ cho hoá đơn này ở cuối hoá đơn (hình 4)
5. Số tiền nợ còn lại được hiện ra ở cuối hoá đơn là 50.000.000đ (hình 5)
6. Để thanh toán số nợ còn lại bạn có thể dùng 2 cách:
- Nếu bạn thanh toán nốt 50.000.000đ cho NCCA để hoàn thành hoá đơn trên, bạn trở lại đầu hoá đơn ấn Thanh toán, phần mềm sẽ gợi ý cho bạn đúng số tiền 50.000.00đ.
- Nếu bạn ứng 1 khoản tiền khác lớn hơn 50.000.000đ, VD: 80.000.000 cho NCCA để tiếp tục các hoá đơn sau, bạn lại dùng chức năng thanh toán như trên, và trở lại hoá đơn để đối soát tương tự các bước mình đã hướng dẫn.
Chúc bạn thành công!
Vấn đề của mình ở đây là : Ví dụ : Mình tạo ra dự án A, giá trí trước thuế của dự án là 63 triệu. Nhân viên phụ trách B tạm ứng đợt 1 : 12 triệu (có diễn giải tạm ứng) Nhân viên phụ trách C tạm ứng đợt 2 : 10 triệu (có diễn giải tạm ứng) Nhân viên B diễn giải thanh toán 14 triệu, cần chi thêm 2 triệu. Nhân viên C diễn giải thanh toán 5 triệu, hoàn trả công ty 5 triệu. Vấn đề này thì mình thực hiện thế nào, có thể liên kết với dự án để tính toán chi phí lợi nhuận luôn. Thanks bạn.