Hỏi Đáp

Welcome!

This community is for professionals and enthusiasts of our products and services.
Share and discuss the best content and new marketing ideas, build your professional profile and become a better marketer together.

0

Phân vân về sổ nhật ký tiền mặt trong ERP

- Mình có xem quy định về cách ghi sổ nhật ký thì được biết mỗi sổ nhật ký sẽ ghi nhận phát sinh có ở một tài khoản và phát sinh nợ ở các tài khoản đối ứng với nó.
VD: Sổ nhật ký tiền mặt ghi nhận phát sinh có ở TK 111 và phát sinh nợ ở nhiều tài khoản đối ứng khác.
- Tuy nhiên, trong quy trình lập phiếu thu bán hàng, khi chọn hình thức là "thanh toán bằng tiền mặt" thì hệ thống mặc định chọn sổ nhật ký tiền mặt, mặc dù đây là nghiệp vụ ghi nợ cho TK111. Kết quả là trong sổ nhật ký tiền mặt sẽ gồm cả bút toán ghi nợ và ghi có cho tài khoản 111.
Cho hỏi như vậy có vấn đề gì mâu thuẫn không ạ.
Thanks!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
6 Trả lời
1
Ảnh đại diện
Nguyễn Thị Liên
Best Answer
Lê Ngọc Ngân wrote:

- Mình có xem quy định về cách ghi sổ nhật ký thì được biết mỗi sổ nhật ký sẽ ghi nhận phát sinh có ở một tài khoản và phát sinh nợ ở các tài khoản đối ứng với nó.
VD: Sổ nhật ký tiền mặt ghi nhận phát sinh có ở TK 111 và phát sinh nợ ở nhiều tài khoản đối ứng khác.
- Tuy nhiên, trong quy trình lập phiếu thu bán hàng, khi chọn hình thức là "thanh toán bằng tiền mặt" thì hệ thống mặc định chọn sổ nhật ký tiền mặt, mặc dù đây là nghiệp vụ ghi nợ cho TK111. Kết quả là trong sổ nhật ký tiền mặt sẽ gồm cả bút toán ghi nợ và ghi có cho tài khoản 111.
Cho hỏi như vậy có vấn đề gì mâu thuẫn không ạ.
Thanks!

Ở câu hỏi này. Em đã thử và không thấy bị trường hợp 1 phát sinh mà ghi cả nợ và có vào tài khoản 111 như trên. vậy anh kiểm tra lại giúp em. Nếu vẫn bị anh chụp hình lên để em xem có thao tác nào nhầm không anh nhé!


Hoặc anh có thể kiểm tra trường hợp như có lần anh hỏi về phần này tại đây.


Lê Ngọc Ngân wrote:

Nói chung là mình cũng không phải dân kế toán, xuất phát từ thực tế là có những nghiệp vụ liên quan đến cả 2 sổ nhật ký.
Ví dụ:
  • Trích tiền mặt gửi vào ngân hàng (liên quan đến 2 sổ nhật ký: Sổ NK tiền mặt và sổ NK ngân hàng)
  • Khách hàng trả nợ tiền mua hàng bằng tiền mặt (sổ nhật ký bán hàng và sổ nhật ký tiền mặt).
Với các trường hợp đó thì mình không chắc chắn là theo dõi ở sổ nhật ký nào, và mình nghĩ chắc chắn phải có một quy tắc để phân biệt mỗi trường hợp sẽ được ghi nhận trên sổ nhật ký nào. Do đó mình Google thì ra rất nhiều đáp án trả lời tương đối thống nhất như trên.
Thanks!

Với các trường hợp trên, em giải thích với anh như sau:

Khi tạo nhật kí biên lai, có 2 trường anh cần quan tâm:

  • Chọn sổ nhật ký
  • Chọn loại mặc định: gồm mua hàng, bán hàng, thanh toán, biên lai.


Việc ghi nợ hay có vào sổ phụ thuộc vào việc anh chọn loại mặc định

  • Mua hàng: Nợ 331 / Có 111/112 (Thưởng sử dụng trong nghiệp vụ mua hàng liên quan đến tính năng theo dõi công nợ)
  • Bán hàng: Nợ 111/112/ Có 131(Thưởng sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng liên quan đến tính năng theo dõi công nợ)
  • Thanh toán: giảm tiền: có 111/112/ Nợ TK khác
  • Biên lai: tăng tiền: Nợ 111/112/ Có TK khác


Đối với trường hợp 1: trích tiền mặt gửi vào ngân hàng. Anh có thể chọn 1 trong 2 sổ nhật ký tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Lúc này tiền mặt giảm, tiền gửi ngân hàng tăng.

- Nếu anh chọn sổ nhật ký tiền mặt thì anh phải chọn loại thanh toán ==> tiền mặt giảm

- Nếu anh chọn sổ nhật ký tiền gửi ngân hàng thì anh phải chọn loại nhận ==> tiền gửi ngân hàng tăng


Trường hợp 2: Anh có thể chọn sổ tiền mặt hoặc sổ bán hàng. Tuy nhiên, để theo dõi công nợ anh nên chọn sổ bán hàng và chọn loại bán hàng.


Còn vấn đề gì chưa rõ anh em mình trao đổi tiếp!

Sổ nhật ký tiền mặt trong ERP

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Leo Tran
Best Answer

Dear anh Ngân,

Em theo dõi topic này thấy rất thú vị, nên em cũng xin đóng góp ý kiến của em. Về vấn đề anh đang thảo luận trong kế toán gọi là Hình thức ghi sổ. Như em được biết có rất nhiều hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức ghi sổ nhật ký chung, Hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ, Hình thức chứng từ ghi sổ. Mỗi một hình thức thì cách ghi số sẽ khác nhau. Lý thuyết mà anh đang nêu ra ("Sổ nhật ký chỉ theo dõi "phát sinh có" ở tài khoản mà nó theo dõi") là cách ghi sổ theo Hình thức nhật ký chứng từ.
Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp cũng như trình độ kế toán mà doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một Hình thức ghi sổ phù hợp. Nó chỉ là một cách ghi sổ để kế toán dễ dàng quản lý mà thôi, tất nhiên nó cũng ảnh hưởng đến một số mẫu báo cáo liên quan đến sổ nhật ký. Nhưng nó không ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…


Có một điểm lưu ý trong Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp đó là Loại bỏ hoàn toàn các Hình thức ghi sổ, doanh nghiệp tự quyết định hình thức ghi sổ của mình sao cho phù hợp (thích ghi kiểu gì thì ghi). Thông tư này thay thế QĐ số 15/2006/QĐ -BTC, có nghĩa là những doanh nghiệp có chế độ kế toán theo QĐ 15 thì từ ngày 01/01/2015 sẽ không cần quan tâm đến Hình thức ghi sổ nữa.


Trong ERPOnline / Odoo thì không tồn tại khái niệm về Hình thức ghi sổ  (người dùng muốn ghi thế nào thì ghi). Vì vậy quay trở lại các ví dụ của anh thì anh chọn Sổ nhật ký nào cũng được, miễn sao anh chọn đúng Type của nó  (giống như bạn Liên đã trả lời ở trên) để hệ thống biết được cần ghi tăng hay ghi giảm trên tài khoản mặc định của Sổ nhật ký.

 

P/S: Nhân tiện em giải thích luôn vì sao trong ERPOnline không tồn tại khái niệm về Hình thức ghi sổ. Đơn giản anh cũng thấy rồi, bản thân Thông tư 200/2014/TT -BTC cũng đã bỏ Hình thức ghi sổ. Mà ai cũng biết, Thông tư này dần hướng đến chuẩn Quốc tế. Ví dụ như thông tư cũng bỏ đi phương pháp LIFO  (theo Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế cũng không có LIFO). ERPOnline / Odoo là phần mềm ERP mang tầm cỡ quốc tế, nên ngay từ đầu nó đã tuân theo các tiêu chuẩn của Quốc tế => Nó không có khái niệm Hình thức ghi sổ.


Rất cảm ơn những đóng góp hữu ích của anh trong thời gian vừa qua, và hy vọng anh sẽ tiếp túc góp ý kiến để ERPOnline ngày càng hoàn thiện!

2 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
Ảnh đại diện
ViindooBot
-

Mr Ngân,

Cái link đầu ở bài đầu tiên em không đọc được, bài này em mới đọc được. Nên chưa hiểu hết ý anh.
Cơ mà em nể anh dần rồi! ^=^...

Ảnh đại diện
ViindooBot
-

Thật à Liên. Anh là hay ăn dưa bở lắm đấy. He!!!

0
Best Answer

Mình trao đổi tiếp nhé.
Thực ra phân vân của mình liên quan nhiều hơn đến nghiệp vụ kế toán. Khi khẳng định được nghiệp vụ kế toán thì kết luận được quy trình trong ERP có sai hay không.
Thắc mắc của mình là:
- Khi ghi sổ nhật ký kế toán (ví dụ sổ Nhật ký tiền mặt, SNK ngân hàng, SNK tiền vay….) mình nghĩ phải có quy tắc để ghi. Và tra cứu thì được biết là: Sổ nhật ký chỉ theo dõi "phát sinh có" ở tài khoản mà nó theo dõi; đối ứng với "phát sinh nợ" ở nhiều tài khoản khác.
VD: Sổ nhật ký tiền mặt chỉ ghi "phát sinh có" của TK111 (không ghi các "phát sinh nợ" của TK111).
Cụ thể hơn, trong nghiệp vụ Rút tiền gửi ngân hàng (có 112) về nhập quỹ (nợ 111) chỉ có thể ghi nhận vào sổ nhật ký Ngân hàng (phát sinh có ở tài khoản 112) mà không thể ghi nhận vào sổ nhật ký Tiền mặt.
- Điều này theo thiển ý của mình thấy cũng hợp lý. Để kế toán viên có căn cứ làm chính xác, nếu không, với nghiệp vụ trên kế toán viên tùy ý thích ngẫu hứng chủ quan, thích ghi sổ nào thì ghi. Và ghi sổ nào cũng đúng. Mình nghĩ nếu vậy thì hơi tùy tiện.
- Nếu đúng quy định của Chế độ kế toán là: Sổ nhật ký chỉ ghi nhận "phát sinh có" của duy nhất tài khoản nào mà nó theo dõi (và các "phát sinh nợ" của nhiều tài khoản đối ứng) như mình đang phân vân thì chúng ta sẽ còn nhiều vấn đề để trao đổi tiếp để hoàn thiện ERP nhé.
Trân trọng.

http://ketoanthienung\.com/hinh\-thuc\-ghi\-so\-ke\-toan\-nhat\-ky\-chung\-tu\.htm

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
maiphuong36
Best Answer
SPAM!
Nội dung ở đây đã bị xoá bởi Quản trị viên. Tài khoản maiphuong36 bị khoá!
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Best Answer

http://ketoanthienung.com/hinh-thuc-ghi-so-ke-toan-nhat-ky-chung-tu.htm


http://hocketoantruong.edu.vn/huong-dan-cach-ghi-so-theo-hinh-thuc-ke-toan-nhat-ky-chung-tu.html


Nói chung là mình cũng không phải dân kế toán, xuất phát từ thực tế là có những nghiệp vụ liên quan đến cả 2 sổ nhật ký.
Ví dụ:

  • Trích tiền mặt gửi vào ngân hàng (liên quan đến 2 sổ nhật ký: Sổ NK tiền mặt và sổ NK ngân hàng)
  • Khách hàng trả nợ tiền mua hàng bằng tiền mặt (sổ nhật ký bán hàng và sổ nhật ký tiền mặt).
Với các trường hợp đó thì mình không chắc chắn là theo dõi ở sổ nhật ký nào, và mình nghĩ chắc chắn phải có một quy tắc để phân biệt mỗi trường hợp sẽ được ghi nhận trên sổ nhật ký nào. Do đó mình Google thì ra rất nhiều đáp án trả lời tương đối thống nhất như trên.
Thanks!
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Nguyễn Thị Liên
Best Answer

@ anh Ngân,

Anh đọc quy định đó ở đâu ạ? Có thể cho em link không?

Theo định nghĩa thì: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

Như vậy các nghiệp vụ phát sinh có phát sinh tăng và phát sinh giảm, tương đương với nợ và có cho từng loại tài khoản.
Đối với sổ nhật ký tiền mặt tương đương với tài khoản tiền mặt 111. Phát sinh tăng ghi bên nợ, phát sinh giảm ghi bên có.

Vì vậy em không thấy có gì mâu thuẫn ở đây cả. Nếu anh cho em thông tin về quy định ở trên có thể em sẽ giải thích cho anh cặn kẽ hơn ạ!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ

Trả lời của Bạn

Vui lòng đảm bảo câu trả lời của bạn có liên quan và giải đáp đúng nội dung câu hỏi. Nếu muốn bình luận về câu hỏi hoặc câu trả lời, hãy sử dụng công cụ Bình luận. Lưu ý, bạn có thể thay đổi nội dung trả lời thay vì trả lời lại 02 lần cho cùng một câu hỏi. Đồng thời bạn có thể nhấn nút để bầu chọn câu hỏi / câu trả lời tốt nhất.