Chào bạn,
Mình đang khúc mắc phần nhập số dư đầu kỳ. Đã xem qua phần training online bên bạn nhưng không thấy hợp lý.
https://www.youtube.com/watch?v=9YSnOvj0wY8
Bạn có thể hướng dẫn mình nhập sao cho:
1. Tài sản: thể hiện số đầu kỳ mỗi tài sản (xe, máy, nhà, server…)
2. Tài khoản ngân hàng: thể hiện số dư đầu kỳ từng tài khoản ngân hàng (ACB, VCB, HSBC….)
3. Tài khoản công nợ khách hàng: Thể hiện số dư đầu kỳ từng khách hàng, theo từng hóa đơn.
4. Tài khoản công nợ nhà cung cấp: Thể hiện số dư đầu kỳ từng nhà cung cấp, theo hóa đơn
5. Các tài khoản công nợ khác thuế, phải trả nhân viên, vay nợ….
6. Tồn kho: Nhập số đầu kỳ số lượng, giá trị…. từng mã hàng
Mình đang xai ban demo tai
http://thuongmai.demo.erponline.vn/web#page=0&limit=80&view_type=list&model=account.move&action=178
1 Trả lời
Chào bạn,
Ngoc Nguyen viết:
1. Tài sản: thể hiện số đầu kỳ mỗi tài sản (xe, máy, nhà, server…
Trong Odoo, phần quản lý taì sản, nguyên giá, giá trị đã khấu hao, khấu hao định kỳ…Bạn vui lòng tham khảo tài liệu: Quản lý tài sản.
Ngoc Nguyen viết:2. Tài khoản ngân hàng: thể hiện số dư đầu kỳ từng tài khoản ngân hàng (ACB, VCB, HSBC….)
Để quản lý riêng các tài khoản ngân hàng, khi bạn tạo từng tài khoản ngân hàng trong phần thiết lập công ty hoặc ở phần cấu hình kế toán, hệ thống sẽ tạo tự động 1 tài khoản tương ứng trong phần tài khoản kế toán. Mặc định thì sẽ đưa vào 111. Bạn có thể điều chỉnh snag 112 và tách riêng từng tài khoản. VD: 1121 ACB, 1122 VCB… Tương ứng với mỗi tài khoản bạn nên tạo 1 sổ nhật ký riêng để quản lý và vận dụng cho quá trình thanh toán của các hoá đơn. Bạn có thể tham khảo tại đây: hệ thống tài khoản và sổ nhật ký
Ngoc Nguyen viết:
3. Tài khoản công nợ khách hàng: Thể hiện số dư đầu kỳ từng khách hàng, theo từng hóa đơn.
4. Tài khoản công nợ nhà cung cấp: Thể hiện số dư đầu kỳ từng nhà cung cấp, theo hóa đơn
5. Các tài khoản công nợ khác thuế, phải trả nhân viên, vay nợ….
Các số dư của tài khoản trong hệ thống tài khoản (bao gồm số dư của cả các tài khoản ngân hàng bạn đã nhắc ở trên, cũng như phần tài sản…), bạn tạo 1 bút toán trong phần: Kê toán/bút toán sổ nhật ký/ bút toán sổ nhật ký, bạn tạo 1 bút toán mới có như hình bên dưới. Lưu ý: Cấu hình của sổ nhật ký đầu kỳ và Opening Period 201….(năm bắt đầu dùng phần mềm) bạn có thể tham khảo trong bản demo.
Số dư tài khoản công nợ nếu bạn muốn tách theo từng khách hàng, nhà cung cấp và từng hoá đơn, thì bạn chia nhỏ chúng ra. VD:
TK 1311 - đối tác chọn khách A, tên: nợ hoá đơn 1234567, số tiền………
TK 1311 - đối tác chọn khách A, tên: nợ hoá đơn 74532241, số tiền………
TK 1311 - đối tác chọn khách B, tên: nợ hoá đơn 3464768, số tiền………
Khi bạn tách riêng như vậy thì sau này bạn có thể đổi soát cho từng khoản khách hàng trả
Các tài khoản khác nhập như bình thường.
Ngoc Nguyen viết:
6. Tồn kho: Nhập số đầu kỳ số lượng, giá trị…. từng mã hàng
Bạn tham khảo tài liệu hướng dần phần: Kiểm kho & Điều chỉnh số liệu
Đây là một phần mềm lớn, các module liên kết chặt chẽ với nhau. Mình nghĩ rằng bạn nên thao khảo phần tài liệu trực tuyến bên mình một caách hệ thống hơn (cụ thể ở đây là phần kế toán).
Chúc bạn thành công!