Sau khi tôi thực hiện đấy đủ các bước mua hàng thì hệ thống tạo 02 bút toán như sau:
Bút toán 1:
Ghi Nợ 156
Có 156
Bút toán 2:
Nợ 1561
Nợ 1331
Có 331
Bình thường bên tôi chỉ tạo 1 bút toán thứ 2 là đủ rồi. Có thể thay đổi vấn đề này không?
Và làm như thế nào ?
10 Trả lời
Dear Mr. Thọ,
Sau khi xem xong các hình mô tả của anh thì em thấy rằng phần cấu hình kế toán trong nhóm sản phẩm của anh chưa đúng. Vì phần mềm ERPOnline hành xử hơi khác một chút. Anh cấu hình lại theo hình em đính kèm và kiểm tra lại xem có đúng không anh nhé!
Anh lưu ý phần gạch chân đỏ trên hinh. 2 tài khoản này phải trùng nhau.
Ngoài ra anh có thể đọc thêm tào liệu tham khảo phần tài chính tại đây!
Chào anh,
Không biết anh làm quy trình mua hàng trên các bản demo của ERPOnline hay là trên bản dùng thử của anh? Nếu được anh có thể chụp giúp em hình của hoá đơn mua hàng, bút toán và cấu hình trong tab kế toán của form sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm của sản phẩm đó. Ví dụ như hình đính kèm:
Chào các bác.
Hôm nay em vừa thử cài gói : Anglo-Saxon Accounting. để giải quyết vấn đề chênh lệch giữa nhập kho và hóa đơn đầu vào thì thấy hệ thống tạo ra thêm 1 line trên hóa đơn mua vào để xử lý chêch lệch này và mình thấy như thế là được.
Bác caffe one thử gói này cho kế toán xem có giúp ích gì được không nhé. Lưu ý sau khi cài xong bác vào categories để cấu hình thêm tài khoản "Price Difference Account"
Các báo cáo phan tích hiện tại của ERPONLINE với mình như thế là đủ. Vậy nên mình cần phải quan tâm đến báo cáo luật định, nếu không kế toán bên mình sẽ phải làm bằng tay mấy vụ này thì mệt. Mình cũng có hỏi ERPOnline về mấy báo cáo này nhưng cũng báo là hiện tại chưa đủ và mình phải list-up để bên đó làm báo giá 1 thể cho các báo cáo này.
Nguyễn Xuân Thọ viết:Chỉ ở phần category là đủ. Các trường ở sản phẩm cũng giống ở category. Thứ tự ưu tiên của Odoo: nó sẽ kiểm tra giá trị được cấu hình ở phần sản phẩm, nếu có thì nó lấy ở đó, ko có thì nó truy vấn vào category của sản phẩm đó để lấy. Vậy nên bạn cấu hình ở category cho nhàn. Như công ty mình có đến gần 2000 đầu mục, cấu hình từng cái thì chết :(
Hi bác Thọ,
1. Vấn đề nghiệp vụ nhập kho
Cảm ơn các bác đã hỗ trợ.
Nếu chúng ta chỉ configure trong categories của sản phẩm thì không đủ - chúng ta cần phải cấu hình trong cả phần sản phẩm thì mới đảm bảo đúng nguyên lý.
(Có thể do mình mới dùng được vài ngày nên không hiểu hết hệ thống mong các bác hỗ trợ)
Nguyễn Xuân Thọ viết:Cái này công ty mình cũng bị nhưng kế toán bên mình xử lý thủ công ở bút toán, làm chay kiểu phần mềm kế toán thông thường :D. Để xem các bác erponline có cao kiến gì hơn cho vụ này không????????????????????????????
Nhưng vấn đề chúng ta sẽ gặp phải ở đây là: Hàng hóa của chúng ta là nhập khẩu, khi nhập hàng và khi nhận hóa đơn ở 2 thời điểm khác nhau và có tỷ giá khác nhau => chúng ta sẽ bị chênh lệch giữa giá trị hàng hóa nhập kho hạch toán và giá trị hóa đơn hạch toán. Đây là 1 vấn đề với hệ thống
Nguyễn Xuân Thọ viết:Ý bác là cái nào ko đúng với quy định nào? Chắc bác làm nó chưa ra nên tưởng nó có vấn đề. Mình không phải chuyên về kế toán nhưng cũng có chút kiến thức về 26 chuẩn mực của VN, thấy ổn mà.
Ở đây mình không quan tâm đến việc hạch toán tắt hay không tắt mà mình chỉ quan tâm đến việc nó có đúng với quy định của luật pháp VN hay không thôi
Nguyễn Xuân Thọ viết:Mấy cái báo cáo ấy có cả, chỉ có điều nó không in ra thôi, và nó ở dạng business intelligence - dạng phân tích động theo nhiều tiêu chí do user input để ra bộ dữ liệu phân tích báo cáo quản trị (dạng bảng hoặc đồ thị các kiểu). Nếu bác mới tiếp cận ERP mà chỉ chăm chăm vào báo cáo luật định thì bác cầm chắc thất bại trong việc triển khai ERP. Thiết kế các loại báo cáo luật định là chỗ mà có thể nói chả đáng nhiêu tiền, dạng vật trang sức rẻ tiền cho ERP :D.
2. Vấn đề các báo cáo theo luật pháp Việt Nam
Theo tôi nghĩ các nhà quản trị không chỉ quan tâm đến việc nộp thuế bao nhiêu, có thể họ nghĩ rằng các báo cáo theo luật định là mặc định hệ thống đã có nên họ không quan tâm tại thời điểm đó.
Việc báo cáo theo luật định là điều mặc nhiên chúng ta sẽ phải có, nếu không mọi người sẽ nộp báo cáo thuế ra sao, báo cáo tài chính ra sao, rồi khi quyết toán thuế nữa chứ - Các bạn lấy đâu ra các sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho… etc(Không nhẽ chúng ta lại phải làm ngoài excel những báo cáo này ???)
Tóm lại khi nào các bạn làm quyết toán thuế, báo cáo kiểm toán các bạn sẽ thấy những vấn đề này.
Thông tin cho bác tham khảo: Hồi công ty mình triển khai, chỗ tốn tiền, tốn công, tốn thời gian là mấy khâu business analysis, gap analysys, project management, functional design & development, v.v. Không rõ bác định tự triển khai hay thuê?
Rất vui được trao đổi với bác ở đây!
Cảm ơn các bác đã hỗ trợ.
Nếu chúng ta chỉ configure trong categories của sản phẩm thì không đủ - chúng ta cần phải cấu hình trong cả phần sản phẩm thì mới đảm bảo đúng nguyên lý.
(Có thể do mình mới dùng được vài ngày nên không hiểu hết hệ thống mong các bác hỗ trợ)
Nhưng vấn đề chúng ta sẽ gặp phải ở đây là: Hàng hóa của chúng ta là nhập khẩu, khi nhập hàng và khi nhận hóa đơn ở 2 thời điểm khác nhau và có tỷ giá khác nhau => chúng ta sẽ bị chênh lệch giữa giá trị hàng hóa nhập kho hạch toán và giá trị hóa đơn hạch toán. Đây là 1 vấn đề với hệ thống
Ở đây mình không quan tâm đến việc hạch toán tắt hay không tắt mà mình chỉ quan tâm đến việc nó có đúng với quy định của luật pháp VN hay không thôi
2. Vấn đề các báo cáo theo luật pháp Việt Nam
Theo tôi nghĩ các nhà quản trị không chỉ quan tâm đến việc nộp thuế bao nhiêu, có thể họ nghĩ rằng các báo cáo theo luật định là mặc định hệ thống đã có nên họ không quan tâm tại thời điểm đó.
Việc báo cáo theo luật định là điều mặc nhiên chúng ta sẽ phải có, nếu không mọi người sẽ nộp báo cáo thuế ra sao, báo cáo tài chính ra sao, rồi khi quyết toán thuế nữa chứ - Các bạn lấy đâu ra các sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho… etc(Không nhẽ chúng ta lại phải làm ngoài excel những báo cáo này ???)
Tóm lại khi nào các bạn làm quyết toán thuế, báo cáo kiểm toán các bạn sẽ thấy những vấn đề này.
Chào các bác, mình chia sẻ với các bác cách mình cấu hình cho công ty mình.
Chỗ Tài khoản chi phí và Tài khoản nhập kho mình có 2 cách cấu hình:
Cách 1: cho vào 151 (giống cách của Nguyễn Liên)
Cách 2: cho vào 33881.
Ở cty mình thì tùy từng loại sản phẩm mà mình chọn 1 trong 2 cách trên. Cái nào mà nhận hàng trước, hóa đơn sau thì mình chọn cách 2. Cái nào mà hóa đơn trước, nhận hàng sau thì mình chọn cách 1. Lý do:
Khi mình nhận hàng trước và hóa đơn sau (định khoản cấu hình theo cách 2), mình sẽ cần ghi nhận khoản phải trả cho NCC để theo dõi công nợ. Các bút toán sẽ tự động được tạo như sau:
- Lúc nhận hàng thì phần mềm sẽ tự tạo bút toán ghi có 33881 và nợ 1561.
- Khi NCC xuất hóa đơn thì phần mềm sẽ tự tạo bút toán ghi có 33111 và ghị nợ 33881. Như vậy là triệt tiêu tài khoản trung gian 33881.
- Khi thanh toán cho NCC, phần mềm sẽ tự tạo bút toán ghi nợ 33111 và ghi có 1111 (nếu thanh toán bằng tiền mặt) hoặc một tài khoản ngân hàng nào đó (nếu thanh toán bằng ngân hàng).
- Lúc nhận hàng thì phần mềm sẽ tự tạo bút toán ghi có 151 và nợ 1561.
- Khi NCC xuất hóa đơn thì phần mềm sẽ tự tạo bút toán ghi có 33111 và ghị nợ 151. Như vậy là triệt tiêu tài khoản trung gian 151.
- Khi thanh toán cho NCC, phần mềm sẽ tự tạo bút toán ghi nợ 33111 và ghi có 1111 (nếu thanh toán bằng tiền mặt) hoặc một tài khoản ngân hàng nào đó (nếu thanh toán bằng ngân hàng).
Như vậy, dù đi theo cách nào thì số liệu kế toán cũng phải ánh đúng kết quả của từng giao dịch kinh tế tại từng thời điểm, và kết quả cuối cùng đương nhiên cũng chuẩn.
Quay sang vụ 1 bút toán hay nhiều bút toán, có một vấn đề của các bác kế toán đó là làm chỉ để báo cáo cơ quan thuế nên họ quan tâm đến kết quả cuối cùng chứ không quan tâm đến qúa trình. Trong khi đó, các nhà quản trị thì muốn xem qúa trình và số liệu tài chính theo thời gian thực (để hỗ trợ ra quyết định). Ví dụ, cty mình xuất cà phê đi châu Âu, các giao dịch xuất hàng, xuất hóa đơn, nhận thanh toán cách nhau rất xa về mặt thời gian. Nếu hạch toán tắt như ở các phần mềm kế toán chuyên dụng thì các sếp xem số liệu vào thời điểm nào đó ở giữa các thời điểm trên sẽ ko có số liệu phản ánh đúng sự thật. Mục tiêu của ERP là cung cấp số liệu chuẩn, chính xác và gần sát thời gian thực bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Vụ báo cáo cơ quan thuế thì các nhà quản trị chả quan tâm mấy, chỉ quan tâm xem phải nộp thuế bao nhiêu thôi.
Hy vọng chia sẻ của mình giúp ích cho bác Thọ và những người khác.
P/s: nếu sản phẩm ko có gì đặc thù thì bác nên cấu hình định khoản ở phần nhóm sẽ thuận tiện hơn là cấu hình định khoản ở ngay tại sản phẩm. Thế sẽ dễ hơn cho bộ phận quản lý sản phẩm vì họ chỉ cần chọn nhóm chứ họ đâu có nắm đc nghiệp vụ kế toán đâu. Nói chung cái này bộ phận kế toán và bộ phận sản phẩm cần phải kết hợp với nhau, quy hoạch trước ngay từ giai đoạn triển khai, sau phát sinh thì điều chỉnh nhỏ là được. Ở công ty mình, mình tạo các nhóm: Nguyên vật liệu, Hàng mua để bán, Công cụ dụng cụ, Tài sản cố định, chi phí văn phòng, chi phí nhân sự, v.v. Khi có một sản phẩm mới cần tạo thì mấy bác sản phẩm cứ tự nhiên mà căn cứ theo mục đích sử dụng mà đưa vào nhóm là xong.
Làm như thế này không đúng nguyên lý. Tôi đã thử lại và vấn đề xảy ra như sau:
Về nghiệp vụ kế toán thì giá trị phản ảnh tăng vào TK 1561 tức là nhập kho hàng hóa. Nếu chúng ta cấu hình ntn thì khi mua hàng hệ thống sẽ định khoản 1 bút toán nhập kho và 1 bút toán ghi nhận công nợ phải trả trên Supplier invoice.
Bút toán 1:
Nợ 1561
Có 151
Bút toán 2:
Nợ 1561
Nợ 1331
Có 331
Nhìn 2 bút toán trên chúng ta cũng thấy không đúng vì 1561 được ghi nợ 2 lần và nếu đối chiều giữa kho và sổ sách kế toán là không đúng. Ở đây chỉ có thể 1 lần ghi nợ 1561
Nếu ghi nhận như sau thì có thể hợp lý hơn:
Bút toán 1:
Nợ 1561
Có 151
Bút toán 2:
Nợ 151
Nợ 1331
Có 331
Như thế này thì 151 tại bút toán 1 và 151 tại bút toán 2 sẽ tự triệt tiêu nhau.
Nhưng theo phương án này thì cũng không triệt để, tối ưu nhất là chỉ có 1 bút toán - Cái này trong thông tư 200 đã ghi rõ
Bút toán 2:
Nợ 1561
Nợ 1331
Có 331