Hỏi Đáp

Welcome!

This community is for professionals and enthusiasts of our products and services.
Share and discuss the best content and new marketing ideas, build your professional profile and become a better marketer together.

0

Bút toán trùng khi nhập két tiền mặt

chuyên gia ơi, giúp mình với, bên két tiền mặt cũng bị đúp bút toán giống như sổ phụ ngân hàng. Mình không biết phải nhập như thế nào cho đúng khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc ngân hàng.
(mình đính kèm hình ảnh)
Thanks

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
13 Trả lời
1
Ảnh đại diện
Tạ Quang Toàn
Best Answer

Xin lỗi Leo tran mình chưa thấy thỏa đáng lên cho phép mình tranh luận chút nhé:
Nếu sổ phụ ngân hàng và két tiền mặt không dùng để lưu toàn bộ các sao kê thì xảy ra vấn đề là khi đối soát chi tiết sổ phụ ngân hàng trong erp với sổ phụ do ngân hàng cung cấp sẽ không khớp được (thiếu các sao kê do thanh toán không qua invoice), đối chiếu số dư giữa sổ phụ ngân hàng/két tiền mặt với số dư các tài khoản 1121/1111 cũng không khớp. Theo URL bạn gửi để mình tham khảo, tạm dịch là "Đối soát ngân hàng là để ghi lại các khoản nợ và tín dụng mà bạn đã vào sổ kế toán của công ty bạn mà chưa được ghi vào sao kê tài khoản ngân hàng của bạn và để đối chiếu với khoản nợ hoặc tín dụng của ngân hàng nhằm cho phép phát hiện ra sai sót của mỗi bên". Mình hiểu như vậy không biết có đúng không, mong bạn chỉ giáo, cảm ơn bạn!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Tạ Quang Toàn
Best Answer

Cảm ơn Coffee One! không biết bên bạn có gặp trường hợp trùng bút toán khi nhập sổ phụ ngân hàng hoặc két tiền mặt không, hướng xử lý thế nào giúp mình với nhé. Cảm ơn bạn!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Trần Ngọc Tuấn
Best Answer

Cái này do Odoo mới thay đổi cách hành xử của module bank statement mà không rõ lý do. Bên mình đang làm việc với Odoo để tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường trường hợp đây là cách hành xử có chủ đích, bên mình sẽ có bài hướng dẫn về việc này và sẽ thông báo. Trong trường hợp đây là lỗi, bên mình sẽ fix và cập nhật sớm cho ERPOnline.

1 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
Ảnh đại diện
ViindooBot
-

cảm ơn david Tran, mong bạn sớm cập nhật và hướng dẫn cụ thể lại cho mình biết nhé.

0
Ảnh đại diện
Tạ Quang Toàn
Best Answer

Cảm ơn Trọng Đạt. Nhưng khi nhập các khoản thanh toán trước đó chưa import sau đó thực hiện đối soát thì lại sinh các bút toán trùng (Tóm lại chưa giải quyết được vấn đề), rồi các giao dịch phải viết phiếu thu/chi (Tạm ứng, Rút tiền ngân hàng về nhập quỹ….) sau khi viết phiếu thu/chi xong phải vào nhập các sao kê ngân hàng/két, khi thực hiện đối soát lại sinh bút toán trùng. Không biết mình làm vậy có đúng không, xin mọi người đóng góp cho mình quy trình để mình hoàn thiện nhé. Cảm ơn mọi người.

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Leo Tran
Best Answer

Dear bạn Toàn,

Đây không phải lỗi của phần mềm mà là do cách hành xử của ERPOnline / Odoo. Cụ thể là, chức năng Két tiền mặt và Sổ phụ ngân hàng chỉ dùng cho các Open Invoice (những Invoice chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hết). Nghĩa là bạn chỉ nhập thông tin Két tiền mặt & Sổ phụ ngân hàng cho những Invoice còn dang dở, những Invoice mà bạn đã ghi nhận thanh toán hết thì bỏ qua. Khi đó sẽ đảm bảo không có bút toán trùng lặp nữa.
Vì đây không phải lỗi nên ERPOnline sẽ không xử lý vấn đề này. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu xử lý vấn đề này (không tạo bút toán trùng lặp đối với cả những Invoice đã được thanh toán) thì khách hàng có thể liên hệ với ERPOnline để viết thêm phân hệ (custom module) và ERPOnline sẽ tính thêm phí cho phân hệ viết thêm này.

Trận trọng!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Tạ Quang Toàn
Best Answer

Mình thấy như vậy không đúng, vì bất kỳ sự thanh toán nào đều liên quan đến thu/chi (tiền măt/ ngân hàng), và như vậy ta phải nhập các sao kê để theo dõi và đảm bảo số dư của két/ngân hàng luôn đúng, sau khi nhập các sao kê xong thì phải đối soát, mà các đối soát lại tạo ra các bút toán trùng. Do đó mình đề nghị các chuyên gia xem lại vấn đề này, Cảm ơn!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Trần Hoàng Nam
Best Answer

Cho em hỏi vấn đề tương tự.
Nếu như vậy những hóa đơn của nhà cung cấp mà bên em thanh toán rồi thì có nghĩa là không phải nhập vào sổ phụ ngân hàng hoặc két tiền mặt để kiểm soát.
Nếu vậy làm cách nào có thể kiểm tra những giao dịch này được vậy ạ?

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Vũ Trọng Đạt
Best Answer

Vấn đề này mình cũng đã tìm hiểu lâu rồi, hôm nay thấy mọi người trao đổi sôi nổi quá nên cũng muốn đóng góp đôi chút. Về lý thuyết thì:

  • Bank\ reconciliation\ là\ một\ quá\ trình\ giải\ thích\ sự\ khác\ biệt\ giữa\ số\ dư\ tài\ khoản\ ngân\ hàng\ với\ số\ tiền\ tương\ ứng\ trong\ sổ\ sách\ kế\ toán\.
  • Reconciliation đề cập đến một quá trình (công việc) nhằm đảm bảo rằng 2 bộ dữ liệu (2 nghiệp vụ) là đồng nhất.
Vì vậy, về mặt tổng quát Reconcilie ở đây là một công việc mà nó cần tạo ra 1 bút toán với ít nhất 2 phát sinh Nợ/Có để đối soát một nghiệp vụ bất kỳ (không chỉ là công nợ thông qua hóa đơn). Trong phạm vi trao đổi này mình chỉ đề cập đến nghiệp vụ Hóa đơn đầu vào/đầu ra, vì hiện tại chỉ có nghiệp vụ này mới phát sinh bút toán trùng lặp. Cụ thể đối với hóa đơn đầu vào, đầu ra chúng ta sẽ ghi nhận trên các tài khoản phải thu/phải trả. Việc Reconcilie ở đây nghĩa là chúng ta sẽ phải cân đối 2 loại tài khoản này với tiền mặt/tiền gửi ngân hàng.
Trong phần mềm ERPOnline (Odoo) có nhiều cách (nhiều chỗ) để chúng ta Reconcilie tài khoản phải thu/phải trả (Đối soát công nợ) ví dụ: Ghi nhận một khoản thanh toán trên hóa đơn khách hàng, Trả tiền trực tiếp trên hóa đơn nhà cung cấp, Tạo thủ công các khoản thanh toán của khách hàng/nhà cung cấp và sử dụng Bank Statement/Cash Register. Chúng ta chọn cách nào cũng được nhưng nếu cùng một nghiệp vụ mà chúng ta thực hiên 2,3 cách thì đương nhiên sẽ phát sinh bút toán trùng lặp.
Như bác Leo Tran và bác David Tran đã nêu ở trên là do Odoo thay đổi cách hành xử như vậy nên mình quyết định chọn 1 cách để Đối soát công nợ đó là sử dung Bank Statement. Nghĩa là khi nhận được một khoản thanh toán của khách hàng, thay vì mình Đăng ký thanh toán ngay trên hóa đơn thì mình sẽ Import (hoặc nhập thủ công) khoản nợ đó vào Bank Statement và thực hiện đối soát trên Bank Statement. Cứ như vậy, mình làm với cả các hóa đơn nhà cung cấp. Như vậy, mình sẽ tránh được các bút toán trùng lặp như các bạn đang đề cập. Đến cuối tháng, cuối kỳ,… khi mình nhận được Sổ phụ ngân hàng, mình chỉ việc nhập các dữ liệu này vào Bank Statement trong phần mềm (tất nhiên mình sẽ bỏ qua các giao dịch mà mình đã import trước đó). Cuối cùng mình thực hiện đối soát các giao dịch còn lại (nếu có) bao gồm các khoản thanh toán của khách hàng hoặc thanh toán cho nhà cung cấp mà mình chưa import trước đó.
Trên đây là hiểu biết của riêng mình về phần mềm cũng như cách mình vận dụng chức năng hiện tại của phần mềm để thực hiện nghiệp vụ Bank Statement/Cash Register.

Cảm ơn mọi người!
1 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
Ảnh đại diện
ViindooBot
-

Hi bác Đạt,
Khi em tạo 1 pos order trong module Điểm bán hàng (không phải ngoài giao pos).
Sau khi lưu lại, thực hiện ấn nút thanh toán, lúc này hệ thống tự động ghi các sổ phụ ngân hàng tương ứng, vậy thì làm thế nào để import được sổ phụ sao kê từ ngân hàng về để so sánh sự chênh lệch giữa sổ phụ thực của ngân hàng và sổ phụ do hệ thống sinh ra được ạ?
Odoo có cách nào đối soát 2 sổ phụ với nhau không ạ?
Thanks !!!

0
Ảnh đại diện
Tạ Quang Toàn
Best Answer

Cảm ơn Coffee One. Mình đã làm theo hướng dẫn là vào khách hàng thanh toán, sau đó qua nhập sổ phụ ngân hàng, rồi thực hiện đối soát bằng keep open, nhưng bút toán bị đúp. Mình có hỏi các chuyên gia và được trả lời là do odoo thay đổi cách hành xử và hứa sẽ xem lại nhưng mãi chưa trả lời. giờ không biết nhập sao cho đúng.

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Coffee One
Best Answer

Hi,

Bên mình không sử dụng chức năng này nên cũng ko có kinh nghiệm. Mình có xem tài liệu thì thấy nói nó dùng đề đối soát các open invoice thôi. Invoice mà đã paid rồi thì sẽ không dùng chức năng này. Nếu dùng chức năng này với các invoice đã paid thì nó gây ra trường hợp duplicate bút toán như bạn mô tả.
Ấy là mình đọc thấy vậy, thực tế thì không dám chắc ^_^

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Vũ Trọng Đạt
Best Answer

Bạn có thể theo dõi tất cả các khoản thanh toán trên hóa đơn bằng cách vào tab "Thanh toán" trên từng hóa đơn. Trên đó bạn sẽ thấy được các thông tin về từng lần thanh toán cho hóa đơn đó. Nhấp chuột vào mỗi lần thanh toán bạn sẽ có được thông tin chi tiết của nó.

1 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
Ảnh đại diện
ViindooBot
-

Cho em hỏi, nếu không nhập vào sổ phụ ngân hàng hoặc két tiền mặt thì làm sao để kiểm soát được giao dịch và tài chính của cty nhỉ.
Trong những giao dịch có cả giao dịch không liên quan tới hóa đơn ví dụ việc rút tiền.
Em cũng chung 1 mục tiêu với a Toàn là nếu không nhập vào sổ phụ Ngân hàng thì sẽ rất khó để kiểm tra những giao dịch ngân hàng mà mình đã thực hiện.

0
Ảnh đại diện
Tạ Quang Toàn
Best Answer

David Tran ơi, lỗi bị đúp bút toán khi nhập sổ phụ ngân hàng, két tiền mặt đã được khắc phục chưa vậy. cho mình hỏi khi đã trót đóng năm tài chính rồi thì có thể mở lại được không, thao tác thế nào hướng dẫn mình với nhé. Mong sớm nhận được thông tin hướng dẫn của bạn với 2 câu hỏi trên. Cảm ơn bạn!

2 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
Ảnh đại diện
ViindooBot
-

Bạn đóng năm tài chính rồi thì không thể mở lại.
Kinh nghiệm bên mình là: sau khi kiểm toán/chốt mọi số liệu thì mới đóng.

Ảnh đại diện
ViindooBot
-

Cảm ơn Coffee One! không biết bên bạn có gặp trường hợp trùng bút toán khi nhập sổ phụ ngân hàng hoặc két tiền mặt không, hướng xử lý thế nào giúp mình với nhé. Cảm ơn bạn!

0
Ảnh đại diện
Leo Tran
Best Answer

Dear bạn Toàn,

Điều bạn nói là hoàn toàn đúng với một bản sao kê để theo dõi Ngân hàng/Két tiền mặt. Nhưng trong ERPOnline/Odoo thì Ngân hàng/Két tiền mặt không dùng để lưu toàn bộ sao kê ngân hàng cũng như tất cả các giao dịch trên két tiền mặt mà nó phục vụ nghiệp vụ Đối soát. Đối soát ở đây không phải là đối soát tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Đối soát ở đây dùng để lưu các giao dịch mà bạn chưa ghi nhận (chưa đối soát). Chính vì vậy nó chỉ dùng cho các Open Invoice hoặc các khoản nợ chưa thanh toán (chưa thanh toán hết).
Bạn có thể tham khảo tài liệu bên dưới, trong đó có đoạn viết:
For "bank reconciliation", the objective is identical: identify the debits & credits as recorded by you into your company's accounting book which are not (yet) recorded by your bank(s) into their own book (your bank account statement) and symetrically identify debits or credits recorded by the bank and not (yet) by you. Such a bank reconciliation allows also to detect errors made by each of the parties.

Thân ái!

https://www\.odoo\.com/forum/help\-1/question/how\-bank\-reconciliation\-works\-in\-openerp\-8737

https://doc.odoo.com/v6.1/book/3/3_7/accounting_entries.html/

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ

Trả lời của Bạn

Vui lòng đảm bảo câu trả lời của bạn có liên quan và giải đáp đúng nội dung câu hỏi. Nếu muốn bình luận về câu hỏi hoặc câu trả lời, hãy sử dụng công cụ Bình luận. Lưu ý, bạn có thể thay đổi nội dung trả lời thay vì trả lời lại 02 lần cho cùng một câu hỏi. Đồng thời bạn có thể nhấn nút để bầu chọn câu hỏi / câu trả lời tốt nhất.