Hỏi Đáp

Welcome!

This community is for professionals and enthusiasts of our products and services.
Share and discuss the best content and new marketing ideas, build your professional profile and become a better marketer together.

0

Ảnh hưởng của công tác kế toán khi sử dụng erp

Ảnh đại diện
Lê Thị Hằng

Em đang làm 1 bài đánh giá về ẢNH HƯỞNG THỰC TẾ CỦA ERP tại 1 cty đang ứng dụng nó tuy nhiên do em chưa được tiếp xúc trực tiếp với 1 cty đang vận hành nó như thế nào,đưa lại cái j hay hạn chế cái gì
Anh/chị có thể cho em vài gợi ýhay ý kiến được không ạ
em xin cảm ơn

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
7 Trả lời
0
Best Answer

Cảm ơn các bác đã nhiệt tình tư vấn. Tóm lại vấn đề sẽ là 1 trong 2 giải pháp: sử dụng 1 bản ErpOnline nữa hoặc Customize phần mềm. Em đang quan tâm đến giải pháp thứ 2. Nếu đạt được yêu cầu là linh hoạt trong lựa chọn các "gia vị" để "nấu nướng" thì có lẽ em sẽ theo hướng này. Việc này có thể sẽ phải bàn kỹ hơn. Thanks!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Trần Ngọc Tuấn
Best Answer

:p
Các bác nên xem xét lại mục tiêu và nhiệm vụ của ERP trước: ERP được sử dụng để hoạch định và quản lý nguồn lực nội tại của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin chính xác giúp các bác quản trị ra quyết định. Nếu bắt nó nói dối thì thông tin nó cung cấp cho các bác cũng sai theo và các bác cũng ra quyết định sai theo đó. Vậy nên đừng tìm cách bắt nó nói dối!

Để giải quyết nhu cầu mà các bác nói thì có thể đi theo một trong số các hướng như sau:

  1. Sử dụng thêm một phần mềm kế toán. Cách này dễ nhất và rẻ nhất vì đa phần các bạn kế toán ở VN đều biết dùng các phần mềm này nên không cần mất chi phí đào tạo các bạn ý nữa. Rắc rối ở đây chính là việc dữ liệu giữa ERP và phần mềm kế toán chống đối kia không liên thông với nhau được và các bạn kế toán sẽ vất vả hơn nhiều. Vậy nên không khuyến khích các bác xài cách này.
  2. Xuất dữ liệu ra định dạng CSV rồi "nấu nướng" lại bằng phần mềm excel/spreadsheet rồi in ra là xong. Các này có vẻ là cách đơn giản nhất, nhưng cần phải có một bạn kế toán vững nghiệp vụ và thành thạo phần mềm kiểu excel hay LibreOffice Spreadsheet
  3. Tạo các đánh dấu trên từng giao dịch mà không muốn ghi nhận vào báo cáo thuế. Tùy chỉnh phần mềm ERP để khi in báo cáo thuế sẽ loại trừ các mục được đánh dấu ra. Tức là, nếu xem trên phần mềm thì mọi thứ vẫn OK. Khâu in ấn thành PDF sẽ "nấu nướng" để loại trừ các "gia vị" mà gia chủ không thích ra ngoài. Cách này lý tưởng nhất nhưng sẽ tốn của các bác chút chi phí tùy biến. Các bác cũng sẽ mất thời gian để ngồi xem lại và liệt kê toàn bộ các loại "gia vị" mà các bác không thích để thông báo cho bên nhà cung cấp dịch vụ tùy biến.
Chức năng Multi-Company không được thiết kế để giải quyết bài toán này, và thực tế là nó cũng không giải nổi. Hơn nữa, nó lại rất phức tạp về mặt kỹ thuật. Người dùng ERP thông thường như các bác sẽ khó có thể tự triển khai được theo hướng này.
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Leo Tran
Best Answer

Dear bác Lê Ngọc Ngân,

Bài toán của bác thì không một phần mềm kế toán thậm chí là ERP giải quyết được. Về mặt nguyên lý kế toán, kể cả kế toán nước ngoài đều dựa trên phương pháp ghi sổ kép. Khi bác ghi nhận một khoản tiền (thu hoặc chi) thì phải có tài khoản đối ứng với nó. Bác không thể ghi nhận một số tiền mà không có 511, 513, 131,… Thế nên dù bác đi theo hướng Hợp đồng, Hóa đơn, POS hay Biên lai thì cũng đều không né khỏi việc ghi nhận doanh thu khi có một khoản tiền.

Vì vậy, theo "ngu ý" của em bác sẽ có 2 lựa:
1. Chấp nhận khai báo doanh thu, bù lại bác được 1 phần mềm ERP trọn vẹn.
2. Dùng chính ERPOnline / Odoo với gói cước thấp nhất (chỉ dùng cho việc khai báo và nộp thuế). Giải pháp này vẫn đảm bảo tính "đám mây" và tính tương thích trong việc Import/Export vì cùng một nền tảng.

Còn về nghiệp vụ nhỏ lẻ như là rửa xe, bác cũng không cần phải đi theo hướng hợp đồng (Sales Order), bác có thể tạo trực tiếp một biên lai bán hàng và ghi nhận thẳng vào doanh thu luôn. Tuy nhiên cách này sẽ mất đi toàn bộ chức năng về quản lý Sản phẩm (Giá bán, Giá vốn, Định khoản tự động, Báo cáo thông kê,…). Nếu thực sự bác không cần những tính năng này thì có thể bỏ qua nó và đi thẳng vào kế toán thông qua Biên lai bán hàng/mua hàng.

Một vài ý kiến của em hy vọng giúp được bác!

P/S: Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác David Tran về chức năng Multi-Company, rất nhiều người lầm tưởng sử dụng 2 công ty sẽ có 2 hệ thống kế toán và sẽ giải quyết được bài toán này.

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Best Answer

Vấn đề "nói dối" cũng đang làm mình đau đầu. Phải thừa nhận đó là một nhu cầu thực tế và cũng đang làm nhiều anh chị em ở đây mất thời gian tìm kiếm giải pháp khả dĩ.
Ví dụ đv mình có nhiều hoạt động và có nhiều dịch vụ nhỏ lẻ. Đơn giản như dịch vụ rửa xe. Theo quy trình bán hàng, mỗi lần rửa 1 xe sẽ xuất một hóa đơn. Đừng nói mình cài đặt phân hệ Điểm bán hàng - POS, vì các dịch vụ rất nhỏ lẻ, không có giá cố định được (ví dụ sửa xe chẳng hạn). Hơn nữa các dịch vụ này các bác cũng biết là không nên khai báo doanh thu toàn bộ cho cq thuế.
Mình đang nghiên cứu 2 phương pháp như sau, các bác tư vấn xem phương pháp nào tốt hơn:
- Cách 1: Cài đặt phân hệ Đa công ty (multicompany). Một Công ty sẽ tuân thủ đúng quy trình Erp, theo dõi thực thu chi trên hệ thống. Xuất các hóa đơn ảo và thực trong hệ thống. Một công ty chỉ sử dụng để làm sổ sách báo cáo. Cuối mỗi kỳ sẽ export số liệu từ Công ty thứ nhất, chỉnh sửa rồi import vào công ty thứ 2 (hoặc import rồi mới chỉnh sửa). Cách này tiện là dùng 1 phần mềm, 1 hệ thống nhưng không biết có ổn không. Mình cũng chưa dùng Đa công ty nên không biết thế nào. Không đến nỗi phải dùng thêm một bản ERP online nữa như đề xuất của bác Vũ Trọng Đạt.
- Cách 2: Cài đặt một phần mềm kế toán riêng lẻ. Cách này tận dụng được các bản báo cáo nội địa và linh hoạt trong việc "chế biến". Tuy nhiên việc Export, Import dữ liệu chưa chắc đã tương thích giữa 2 phần mềm và phải học sử dụng thêm một phần mềm nữa. Hơn nữa lại không tận dụng được tính "online" của Erp.
Các bác đang giải quyết vấn đề "bếp núc" nhà mình thế nào rồi thì cho em lời khuyên nhé. Thanks!!!

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Vũ Trọng Đạt
Best Answer
David Tran wrote:

Phần mềm ERPOnline thì cái gì cũng hay, dở mỗi cái là thằng phần mềm này không biết nói dối. 1+1 nhất thiết cứ phải bằng 2 chứ không thể bằng 3. Do vậy nhiều bạn kế toán sẽ không thích lắm :D
Với những nhu cầu bắt phần mềm nói dối, các bạn thử tìm đến các phần mềm kế toán riêng lẻ và đang phổ biến với cái giá vài triệu đồng/bản, xài cả đời ;)

Xu thế chung của các doanh nghiệp là dịch chuyển dần sang một phần mềm hợp nhất kiểu ERP. Các bạn kế toán biết rành rọt về ERP sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn.
Em dùng thêm một bản ERPOnline nữa để "nói dối" được không bác David? ;)
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Trần Ngọc Tuấn
Best Answer

Phần mềm ERPOnline thì cái gì cũng hay, dở mỗi cái là thằng phần mềm này không biết nói dối. 1+1 nhất thiết cứ phải bằng 2 chứ không thể bằng 3. Do vậy nhiều bạn kế toán sẽ không thích lắm :D
Với những nhu cầu bắt phần mềm nói dối, các bạn thử tìm đến các phần mềm kế toán riêng lẻ và đang phổ biến với cái giá vài triệu đồng/bản, xài cả đời ;)

Xu thế chung của các doanh nghiệp là dịch chuyển dần sang một phần mềm hợp nhất kiểu ERP. Các bạn kế toán biết rành rọt về ERP sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn.

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
0
Ảnh đại diện
Linda Tran
Best Answer
Lê Thị Hằng wrote:

Em đang làm 1 bài đánh giá về ẢNH HƯỞNG THỰC TẾ CỦA ERP tại 1 cty đang ứng dụng nó tuy nhiên do em chưa được tiếp xúc trực tiếp với 1 cty đang vận hành nó như thế nào,đưa lại cái j hay hạn chế cái gì
Anh/chị có thể cho em vài gợi ýhay ý kiến được không ạ
em xin cảm ơn
Ảnh hưởng lớn nhất của ERP vào công tác kế toán doanh nghiệp đó là thay đổi hoàn toàn cách làm việc của bộ phận kế toán.
Trước đây, tất cả các chứng từ kế toán được các bộ phận tập hợp lại chuyển về cho bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán hầu như làm việc độc lập và mất khá nhiều thời gian để thu gom các chứng từ liên quan. Từ hợp đồng, hóa đơn, biên bản, phiếu thu chi… Việc này mất rất nhiều thời gian công sức
Vấn đề thứ 2 là tính cập nhật của số liệu. Khi cần một bảng số liệu tổng hợp, một báo cáo về một phần hoặc toàn bộ hệ thống (Đơn giản là giá trị hàng tồn kho, báo cáo mua bán hàng…) kế toán lại mất rất nhiều thời gian để gom chứng từ, tổng hợp, …lại mất rất nhiều thời gian
Vấn đề thứ 3 là lãnh đạo doanh nghiệp rất khó khăn trong việc quản lý các số liệu tài chính tức thời, chuẩn xác nếu không có sự phối hợp thiện chí của kế toán trưởng (cái này lý thuyết ko xảy ra nhưng thực tế lại rất phổ biến ^=^)
Vấn đề thứ 4 là so với trước, biên chế bộ phận kế toán giảm phần lớn ===> anh chị em học kế toán ra khó xin việc hơn. hehe
…..
…..
đại khái thế.

Còn cái dở của nó là: Không thể nhào nặn số liệu trong phần mềm. Mà nó liên quan rất mật thiết với các bộ phận khác. Vậy nên chỉ có thể đưa ra exel để nhào nặn phục vụ cho một số mục đích ( đấu thầu, ngân hàng, báo cáo abc…).
Hoặc nếu cố tình nhào nặn thì toàn bộ số liệu của hệ thống lại mất đi tính chính xác. Lúc ấy cái nhìn của nhà quản trị sẽ bí ai lệch hoàn toàn. Hệ thống ERP vô hiệu.

Thức tế là thế đấy. Bạn tìm hiểu thêm nhá!
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ

Trả lời của Bạn

Vui lòng đảm bảo câu trả lời của bạn có liên quan và giải đáp đúng nội dung câu hỏi. Nếu muốn bình luận về câu hỏi hoặc câu trả lời, hãy sử dụng công cụ Bình luận. Lưu ý, bạn có thể thay đổi nội dung trả lời thay vì trả lời lại 02 lần cho cùng một câu hỏi. Đồng thời bạn có thể nhấn nút để bầu chọn câu hỏi / câu trả lời tốt nhất.