Chào admin. Tôi xin được giúp đỡ về vấn đề dưới đây:
Trong dữ liệu của bản demo có thiết lập một số thông số cho Dây chuyền sản xuất như sau:
- Hệ số hiệu quả: 0,87
- Công suất mỗi chu kỳ: 5
- Thời gian cho một chu kỳ: 1:00
- Thời gian trước sản xuất: 0:10
- Thời gian sau sản xuất: 0:30
Tôi hiểu các thông số này như sau có đúng không?
- Thời gian thực tế cho mỗi chu kỳ bao gồm cả trước và sau sản xuất là 1:40 (giờ)
- 1:40 giờ dây chuyền này sẽ thực hiện được 5 sản phẩm (về lý thuyết) tức là 5x87%= 4,35 sản phẩm (tính đến hệ số hiệu quả)
- Như vây để thực hiện 1 sản phẩm dây chuyền này là 1:40 giờ/ 4,35 sản phẩm = 22,99 phút/ 1 sản phẩm
Trong thực tế thì:
- Dây chuyền đó thực hiện nhiều loại sản phẩm (loại máy tính) khác nhau -> các thông số công suất chu kỳ và thời gian chu kỳ là khác nhau?
- Bắng cách nào xác định được Hệ số hiệu quả?
Rất mong nhận được hướng dẫn của Admin và cộng đồng.
7 Trả lời
Chào bạn,
Mình đóng góp ý giải đáp kiến thắc mắc như sau:
Thời gian dự kiến cho hoạt động: Thời gian trước SX + Thời gian sau SX + số chu kỳ * thời gian 1 chu kỳ/hệ số sản xuất
Số chu kỳ = số lượng sp sản xuất/công suất (làm tròn lên số nguyên gần nhất)
Ví dụ để sản xuất 5 sản phẩm:
Số chu kỳ: 5/5=1
Thời gian dự kiến = 10 + 30 + 1*60/0,87 = 109 phút
Mỗi sản phẩm sản xuất có một thời gian hoàn thành khác nhau => chu kỳ khác nhau, công suất khác nhau
Ví dụ để sản xuất sp A: máy sản xuất hoàn thành sp A trong 30p, và sản xuất cùng lúc được 2 sp/lần
=> Công suất mỗi chu kỳ = 2, thời gian mỗi chu kỳ = 30p
Đối với sp B, máy hoàn thành sp B trong 1h và chỉ sx 3sp/lần
=> Công suất mỗi chu kỳ= 3, thời gian mỗi chu kỳ = 60p
Hệ số hiệu suất = mức công suất hiện tại/mức công suất thiết kế
Ví dụ máy sản xuất sản phẩm A sản xuất 2sp/lần theo thiết kế mất 2sp/lần/20p, thực tế máy chạy 2sp/lần/40p
Hệ số hiệu suất = 50% => mức độ làm việc của máy móc thiết bị
Còn vấn đề thắc mắc mình cùng trao đổi thêm về vấn đề này
Cám ơn Trần Văn Thái đã giúp tôi hiểu hơn ý nghĩa của các thông số đó. Rất mong bạn giải thích giúp tôi các vấn đề liên quan về việc thiết lập nó trong Odoo:
- Trong bản Demo của ErpOline (Hình 1 - kèm theo) các thông số này thiết lập cho WorkCenter "Xưởng lắp ráp" mà mình hiểu WorkCenter này có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau. Nên các hệ số thiết lập trong bảng này đại diện cho cái gì? chứ không phải cho một sản phẩm nhất định. Cụ thể trong (Hình 2 - kèm theo) định nghĩa cho một quy trình "Dây chuyền lắp ráp" bao gồm WorCenter "Xưởng lắp ráp" có các thông số chu kỳ = 2 và só giờ = 5.
- Các thông số trên có ảnh hưởng thế nào đến việc xác định chi phí sản xuất (tài khoản 1541) vì đây là các số liệu kế hoạch. Còn khi thực hiện lệnh sản xuất thời gian thực hiện là số khác thì phải cập nhật như thế nào ah?
- Việc xác định các giá trị "Chi phí mỗi giờ" và "Chi phí mỗi chu kỳ" (như Hình 3 - kem theo) được xác định như thế nào và cần phải cập nhật như thế nào để đúng với thực tế sản xuất. Ví dụ tôi cấu hình một máy CNC cắt được 10 sản phẩm trong vòng 1 tiếng. Nhưng trong quá trình sản xuất thực tế nó làm được 9 (hoặc 11) sản phẩm. Giá cho mỗi giờ sản xuất của máy lại phụ thuộc vào việc khấu hao và các chi phí sửa chữa bảo dưỡng.
Rất mong nhận được ý kiến giúp đỡ từ các bạn.
Chào bạn,
Bạn có thể tham khảo bản demo V10 hoàn thiện hơn để thực hành so với bản V8
Có một số thay đổi phần thắc mắc:
- V10 bỏ mục thời gian cho mỗi chu kỳ (thời gian thiết lập ở "Quy trình sản xuất" với từng "Năng lực sản xuất")
- V10 bỏ chi phí theo mỗi chu kỳ (không còn trường hợp giá trị 1 chu kỳ là 400K khi mà chi phí 1 giờ là 500K)
- V10 bỏ số chu kỳ trong Quy trình sản xuất
"Xưởng lắp ráp" là năng lực sản xuất, Các loại máy tính khác nhau mà có cùng các thông số Năng lực sản xuất và khác nhau thời gian mỗi chu kỳ thì khi thiết lập mỗi "Dây chuyền lắp ráp" bạn thay đổi thời lượng mỗi chu kỳ phù hợp =>chi phí mỗi máy tính khác nhau thì khác nhau
Trong 3 hình mình gửi:
Hình 1: Lệnh sản xuất bàn sử dụng Quy trình sản xuất "Assemble Furniture"
Hình 2: Quy trình sản xuất "Assemble Furniture" bao gồm 3 Năng lực sản xuất (Cutting, Drill Station 1, Assemble Station 2) đã được thiết lập ở phần Năng lựcsản xuất, thời gian mỗi chu kỳ thiết lập 60p
Hình 3: Ví dụ Năng lực sản xuất "Cutting" được thiết lập với công suất 1 cái/60p (60p thiết lập ở Quy trình sản xuất)
Mình hi vọng câu trả lời trên có thể làm rõ hơn những thắc mắc của bạn
Cám ơn Trần Văn Thái với các trợ giúp của bạn. Có một số vấn đề mà tôi đã thắc mắc ở phần thảo luận trước mà hiện tại vẫn chưa hiểu, cụ thể:
- Hình 4 (H4 - đính kèm) là định mức để sản xuất "bộ máy tính cấu hình cao". Ngoài việc thiết lập các hao phí về nguyên vật liệu, định múc này còn xác định "quy trình sản xuất" là "Dây chuyền lắp ráp".
- Hình 2 (H2 - đính kèm) là cấu hình cho "Dây chuyền lắp ráp" gồm nhiều năng lực sản xuất trong đó có "Xưởng lắp ráp" với chu kỳ là 2 và số số giờ là 2.
-> Mình hiểu với các nội dung dưới đây:
1- Để sản xuất 01 "Bộ máy tính cấu hình cao" cần 02 giờ "Xưởng lắp ráp"?
2- Trong trường hợp có nhiều sản phẩm "Máy tính cấu hình cao" khác nhau có thời gian sử dụng "Xưởng lắp ráp" thì ta phải cấu hình nhiều "Dây chuyền lắp ráp" có các thông số chu kỳ và thời gian khác nhau ứng với tường loại sản phẩm (các thông số trong H2)?
3- Trong trường hợp tôi hiểu theo ý 2 trên đây là đúng thì các thông số trong Hình 1 (H1 - kèm theo) không phụ thuộc vào các hệ số này của Năng lực sản xuất (việc này đã được thiết lập từ dây chuyền sản xuất H2 rồi) mà tôi không hiểu ý nghĩa các hệ số này trong H1.
4- Trong hình 3 (H3- kèm theo): giữa thời gian và chu kỳ có quan hệ phụ thuộc. Tôi không hiểu sao giá trị 1 chu kỳ là 400K khi mà chi phí 1 giờ là 500K?
Rất mong nhận được giúp đỡ của Thái với 4 ý trên.
Chào bạn, mình giải đáp một số thắc mắc của bạn như sau
Năng lực sản xuất (WorkCenter) là một giai đoạn trong Quy trình sản xuất 01 sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể có 1 hoặc nhiều Năng lực sản xuất. Ví dụ: quy trình sản xuất bàn gồm có năng lực sản xuất sơ chế gỗ, năng lực sản xuất lắp ghép
- Các thông số
Công suất: Là công suất của Năng lực sản xuất (Work Center) được khai báo trên Năng lực SX
Hệ số (hiệu quả)/hiệu suất = mức công suất hiện tại/mức công suất thiết kế
Công suất mỗi chu kỳ: số sản phẩm sản xuất được trong 1 chu kỳ sản xuất
Thời gian cho 1 chu kỳ: Khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong từng giai đoạn
Thời gian trước sản xuất: thời gian chuẩn bị trước một hoạt động sản xuất khi sử dụng Năng lực sản xuất (ví dụ: kiểm tra máy móc, tra dầu,…)
Thời gian sau sản xuất: thời gian trễ sau một hoạt động sản xuất khi sử dụng Năng lực Sản xuất
Chi phí mỗi giờ: chi phí bỏ ra trong 1h đối với năng lực sản xuất (chi phí máy móc, nhân lực)
- Chi phí sản xuất mỗi Năng lực sản xuất (TK 1541) = thời gian sản xuất (giờ) * chi phí mỗi giờ
- Trong trường hợp thiết lập máy CNC thiết lập 10sp/1h, thực tế 11sp/1h (Ví dụ theo thiết kế sx 110sp hết 11h, thực tế hết 10h)
Theo dõi thời gian thực tế sản xuất tại Lệnh sản xuất/Hoạt động sản xuất/Theo dõi thời gian, chọn “Hoàn thành” khi hoàn thành sản xuất sp (10h)
Chi phí (1541) = 10h*chi phí 1h
Để đúng với thực tế sản xuất thì dựa vào kết quả sản xuất các lần trước thiết lập và điều chỉnh lại thời gian chu kỳ và công suất mỗi chu kỳ để sát so với hoạt động sản xuất thực tế nhất
Đây là đóng góp ý kiến của mình về vấn đề bạn đang hỏi, còn thắc mắc gửi lại mình cùng trao đổi làm rõ thêm