Hi David,
Trường hợp cùa mình như sau:
1 - Kho chính -tại địa chỉ A (WH Main)
2 - Kho chính -tại địa chỉ A nhận hàng (WH Main/Receive)
3 - Các kho khác (1 cửa hàng xem như 1 kho nhỏ bên trong kho chính) (WH Main/Store-001)
4 - Đầu kệ (location/bin) tại kho tương ứng (WH Main /Store001/Location[bin01]
Bạn có hướng dẫn phần set up này trên Odoo 10 không để mình điều chỉnh cho kho hàng,
1. Đặt hàng >> Nhận hàng tại WH Main chuyển vào khâu nhận hàng /Receive theo nhiều đợt và chờ hóa đơn về
2. Chuyền /Receive >> về lưu kho /Stock
3. Chuyển hàng từ lưu kho tổng /Stock >> đi cửa hàng /Store01/Location001 (địa điểm hàng được đặt vào) và lưu hàng tại đây chờ bán
4. KH mua hàng xuất bán từ /Stock001/Location001 >>> /PartnerLocation/Customers
4 Trả lời
Cửa hàng thì bạn nên tạo thành một warehouse riêng.
Giả sử bạn có 1 tổng kho và 2 cửa hàng, bạn có thể thiết lập như sau:
- Warehouse chính (là cái mặc định khi bạn khởi tạo Odoo) sẽ được dùng làm tổng kho. Tại đây, bạn có thể kích hoạt tính năng nhận hàng 2 bước để có thêm một input location trước khi đưa vào stock location
- Warehouse 2: bạn tạo mới (đặt tên nó là Shop 1 chẳng hạn). Chỗ này bạn cho phép tái cung cấp hàng hoá từ Warehouse tổng. Việc này sẽ giúp cho bạn có quy trình luân chuyển hàng từ tổng kho sang Shop 1 với 2 bước (Tổng kho xuất hàng + Shop 1 nhận hàng), nhằm giúp kiểm soát tốt hơn ở cả 2 đầu, cũng như có thể thêm landed cost thuận lợi hơn khi phát sinh chi phí dọc đường chuyển hàng mà muốn phân bổ vào lô hàng được chuyển.
- Warehouse 3: làm tương tư như 2, đại diện cho Shop 2 chẳng hạn.
Như vậy khi hoạch toán doanh thu (tại POS) thì vẫn sẽ tập trung trên 1 sổ kế toán. Mình cũng đang tìm hiểu phần set up POS để ghi nhận doanh thu vs giá vốn + chi phí cửa hàng riêng biệt với chi phí của văn phòng.Bạn có thể tạo các các sổ nhật ký riêng cho từng PoS thì sẽ dễ theo dõi những thứ này
Về mặt hàng tồn kho thì mình nghĩ ổn.Nếu bạn thực sự có chi nhánh hạch toán độc lập thì hãy tạo mới company. Còn không thì đừng. Triển khai môi trường multi-company thực sự phức tạp ngay cả đối với các chuyên gia.
Nếu mình tạo 1 company mới làm chi nhánh (chọn cty mẹ là văn phòng chính), và luân chuyển hàng nội bộ qua để tách các khoan chi phí từng shop 1 2 ra với nhau để thuận tiện thống kê. thì có phải chọn Warehouse chính (là cái mặc định khi bạn khởi tạo Odoo) sẽ được dùng làm tổng kho hàng 2 bước để có thêm một input location trước khi đưa vào stock location tại shop không?
Về warehouse thì mỗi cửa hàng bạn tạo một warehouse riêng để có thể phục vụ việc luân chuyển hàng hoá giữa các cửa hàng thông qua quy trình inter-warehouse transfer gồm 2 stock pick (một xuất và một nhập)
Với các làm này, và cộng với việc hạch toán cost bằng phương pháp thực tế thì bạn có thể add landed cost khi luân chuyển hàng hoá giữa các cửa hàng. Ví dụ: 10 con laptop ở cửa hàng 1 đang có cost là 20 triệu/chiếc. Bạn luân chuyển 5 con sang cửa hàng 2, có phát sinh phí vận chuyển trong quá trình này thì bạn có thể tạo landed cost để phân bổ phí này vào 5 con sang cửa hàng 2. Giả sử, phí vận chuyển là 500K thì khi xem định giá tồn kho, bạn sẽ thấy cửa hàng 1 có số lượng 5, giá trị tồn là 100.000.000đ. Cửa hàng 2 cũng có số lượng là 5 nhưng giá trị tồn là 100.500.000đ
Hi David,
Như vậy khi hoạch toán doanh thu (tại POS) thì vẫn sẽ tập trung trên 1 sổ kế toán. Mình cũng đang tìm hiểu phần set up POS để ghi nhận doanh thu vs giá vốn + chi phí cửa hàng riêng biệt với chi phí của văn phòng.
Về mặt hàng tồn kho thì mình nghĩ ổn.
Nếu mình tạo 1 company mới làm chi nhánh (chọn cty mẹ là văn phòng chính), và luân chuyển hàng nội bộ qua để tách các khoan chi phí từng shop 1 2 ra với nhau để thuận tiện thống kê. thì có phải chọn Warehouse chính (là cái mặc định khi bạn khởi tạo Odoo) sẽ được dùng làm tổng kho hàng 2 bước để có thêm một input location trước khi đưa vào stock location tại shop không?
Rồi xuất các báo cao từng công ty ra excels để làm báo cao hợp nhất lại. theo kinh nghiệm David cách này có ổn không?
vì minh đang tìm cách tách các khoản chi phí (bao gồm ghi nhận doanh thu & giá vốn hàng tồn kho) theo từng cửa hàng. để thuận tiện đánh giá hoạt động sau này. khi số lượng giao dịch lẻ nhiều.