Hi David,
Mình muốn quản lý hóa đơn hàng hóa.
vì mua bán với quy mô nhỏ, hàng hóa về thường thì bên cung ứng họ giao hàng trong tháng, đến cuối tháng hoặc tháng sau mới xuất hóa đơn nên hàng hóa của mình trong tình trạng chờ hóa đơn về.
Mình có xem qua các ghi nhận thì muốn hỏi rõ thêm 1 chút.
theo ví dụ cụ thể
-> vì sẽ nhập hàng theo đợt, nên book toán sẽ ghi nhận như sau:
Tổng gia` trị
PO : tổng giá trị 1,000,000
chuẩn bị nhập hàng A >> số lượn 100, giá 500,000
chuẩn bị nhập hàng B >> số lượn 100, giá 500,000
- Nhập hàng đợt 1
Lên PO: khi nhận hàng 1 phần ( cho nhiều lần nhận), >> trạng thái đã nhận (số lượng & giá trị)
Dr 156199 (tài khoàn trung gian) gía tri hàng nhận 1.000,000
Cr 331999 (tài khoàn trung gian) gía tri hàng nhận 1.000,000
Lúc này có thể xuất kho ra bán vì đã có tồn kho số lượng (on-hand)
Kế toán >> ghi nhận hóa đơn. (x là số tài khoản)
Hóa đơn về lần 1 cùng với hàng với giá trị 600,000
+ Tự dộng ghi đảo 1 phần khi nhập invoice: (phần book toán auto revert này mình có thể set up như phần nào thuận tiện)
Cr 1561xx (tài khoản trung gian) gía tri hàng nhận 600,000
Dr 331xxx (tài khoản công nợ trung gian) gía tri hàng nhận 600,000
+ Lên công nợ nhà cung cấp (chưa thanh toán)
Dr 1561xx 545,454 (Giá trị hàng chưa thuế VAT)
Dr 1331xx 54,545 (Thuế giá trị hàng 10% VAT)
Cr 3311xx 600,000 (Gía trị công nợ KH theo hóa đơn)
+ Thanh toán: book toán bình thường & đối soát theo cách hệ thông đồi ưng của em về tiển mặt & tiền chuyển khoản.
- Nhập hàng đợt 2: tương tự đợt 1
Sau khi nhập nhiều đợt mà hàng không thể giao được , nhà cung cấp báo hủy ko giao nữa >> số lượng hàng còn lại trên PO sẽ được gi nhận hủy. và
- Trang thái PO lúc này sẽ ghi nhận Confirmed + Invoiced cho các hàng hóa đã có đủ invoiced
- đối với hàng hóa chưa có invoice về sẽ ghi nhận Confirmed + received (chờ invoice về - uninvoiced)
Tóm lại. là để mình theo dõi, hàng hóa nào / của nhà cung cấp nào / chưa có hóa đơn về để đi đòi.
1 Trả lời
Trường hợp của bạn là nhận hàng trước, invoice theo số hàng hoá đã nhận (vendor giao hàng 1 hoặc nhiều lần rồi xuất hoá đơn cho số hàng đã giao).
Như vậy, thiết lập đúng đối với các mặt hàng này như sau:
1. Kích hoạt tính năng tính giá vốn hàng mua như minh hoạ Selection_013.png đính kèm
2. Tạo một nhóm sản phẩm "Hàng hoá hoá đơn mua theo số lương nhận", trong đó, các thiết lập của nhóm sản phẩm này như minh hoạ trong hình đính kèm Selection_014.png
3. Đối với các sản phẩm mà hoá đơn kiểm soát theo số hàng nhận thì thiết lập như sau:
- Nhóm sản phẩm: chọn vào nhóm nói trên
- Kiểm soát hoá đơn mua: Theo số lượng nhận. Xem hình minh hoạ Selection_015.png đính kèm
Với thiết lập như trên,
- Khi bạn nhận hàng, Odoo sẽ hạch toán Dr. 1561, Cr. 3388. Bút toán này đảm bảo bạn đã ghi tăng giá trị tồn kho và ghi tăng khoản phải trả khác. Hình Selection_017.png và Selection_016.png đính kèm là minh hoạ cho 2 bút toán được tạo tự động sau 2 lượt nhận hàng.
- Khi bạn nhận được hoá đơn nhà cung cấp, bạn validate nó thì Odoo sẽ hạch toán: Dr. 3388, Cr. 331. Nếu có thuế thì nó sẽ hạch toán thêm vào tài khoản thiết lập ở thuế tương ứng (vd: Dr. 1331). Hình đính kèm Selection_018.png là minh hoạ cho bút toán được tạo tư động khi validate hoá đơn cho 2 lô hàng đã nhận nói trên. Việc hạch toán như này đảm bảo đã triệt tiêu dư phát sinh ở tài khoản trung gian 3388 để chuyển sang 331 (phải trả nhà cung cấp). Như vậy, đến đây, số dư chỉ còn lại ở 1561 và 331 và 1331 (thuế)
- Thực hiện thanh toán nữa thì Odoo sẽ hạch toán Dr. 331, Cr. 111/112
Đối với hàng hoá mà vendor xuất hoá đơn theo PO thì bạn thiết lập tài khoản trung gian là 151 (thay vì 3388) để phản ánh đúng hơn về tính chất của nghiệp vụ. Tức là, hoá đơn đi trước, hàng hoá theo sau. Và bút toán sẽ có dạng: Dr. 151, Cr331 khi validate hoá đơn và Dr. 1561, Cr. 151 khi nhận hàng
Nếu vendor ký gửi để bạn bán thì cũng có thể sử dụng tài khoản 3388 làm trung gian.
Nếu vendor có giá rồi thì best practice cho nghiệp vụ này là tạo một cái PO với số lượng bất kỳ nào đó mà lớn hơn mức tiêu thụ giữa 2 lần hoá đơn của của bạn sau đó dùng nó để kiểm soát hàng nhận ký gửi từ vendor, sau đó rồi quyết toán bằng số lượng và đề nghị vendor xuất hoá đơn theo đó.
Nếu không có giá sẵn (thày bói dò đường, bán đến đâu thoả thuận đến đó) thì chắc phải làm thêm vào bút toán kế toán thủ công. Kế toán viên ắt sẽ biết làm việc này và bạn huấn luyện thêm cho họ thêm về Odoo nữa là ổn.
Tạo PO để quản lý thì để mình hướng dẫn kế toán khoản này, vì đôi khi xảy ra trường hợp, khi trả hàng nhà cung cấp, PO tạo ra để quản lý và vấn đề chiết khấu doanh số, chiết khấu thương mai, rồi hỗ trợ phí phẩn chuyển etc.. xuất hiện trến hóa đơn sẽ làm sai lệch giá nhâp PO ban đầu khi quyết toán.
Để mình xem thêm phần này và hướng dẩn kế toán theo dõi.
Hiện giờ mình vẫn dùng tài khoản/công nợ trung gian như hàng mua bán. vì cùng 1 Vendor đều có hàng mua bán + ký gửi lẫn vào nhau.
Thank David for your support