Hỏi Đáp

Welcome!

This community is for professionals and enthusiasts of our products and services.
Share and discuss the best content and new marketing ideas, build your professional profile and become a better marketer together.

0

Em không hiểu ở đây có 2 ràng buộc là khoản phải thu và tài khoản phải thu?

Ảnh đại diện
Lê Thị Hằng

khi em tạo mới khách hàng hay NCC nơi tab kế toán có 2 ràng buộc khoản phải thu và tk phải thu?ai giải thích dùm e với
em đã tạo khoản phải thu rồi nhưng bên tk phải thu nữa ở đây không giống khoản phải thu à

Untitled

Ảnh đại diện
Huỷ
7 Trả lời
1
Ảnh đại diện
Linda Tran
Best Answer
Lê Thị Hằng wrote:

khi em tạo mới khách hàng hay NCC nơi tab kế toán có 2 ràng buộc khoản phải thu và tk phải thu?ai giải thích dùm e với
em đã tạo khoản phải thu rồi nhưng bên tk phải thu nữa ở đây không giống khoản phải thu à

Đây là lỗi của người dịch bạn ạ. Phải là: hoản phải thu và khoản phải trả bạn ạ. Admin sửa lại giúp nhá!
1 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ
Ảnh đại diện
Trần Ngọc Tuấn
-

Well noted. Tks!

0
Ảnh đại diện
Leo Tran
Best Answer
Lê Thị Hằng wrote:

dạ nếu như phần đó bên bộ phận bán hàng không quan tâm là nó hạch toán vào đâu,cứ để mặc định cho vào tk 131 và tk 331
Rồi nếu đến khi 1 nghiệp vụ phát sinh,bên bán hàng họ ko quan tâm bên kế toán nó ntn,nhưng em làm thì em thấy nếu quá trình này tự động thì sang bên phân hệ kế toán nó hạch toán thẳng vào tk 131 và mình ko thể sửa thành tk chi tiết.vậy khi lên BCTC thì sao biết dc khoản 131 đó là đối tác nào
Trong khi đó,trong hệ thống tk đã có tk chi tiết cho từng đối tác rồi.
em ko hiểu như thế thì sao biết dc số dư hay SPS của từng đối tác trên BCTC
Dear Hằng,

Mọi số liệu được đưa từ các phân hệ khác (Bán, Mua, Kho, Sản xuất, Nhân sự, Dự án,…) sang phân hệ Kế toán mặc định đều ở trạng thái Draft (Dự thảo) và kế toán viên hay ai đó phụ trách kế toán hoàn toàn có thể sửa lại tất cả các dữ liệu trên đó.
Trên các BCTC không bắt buộc và thường cũng không hiển thị tài khoản chi tiết. Trong trường hợp này của bạn, riêng với nghiệp quản lý, theo dõi Đối tác thì với ERPOnline bạn không cần và cũng không nên mở tài khoản chi tiết cho 131. Bởi vì, với ERPOnline bạn hoàn toàn có những cách khác để quản lý đầy đủ thông tin về từng Đối tác. Nếu chỉ tính riêng trên nghiệp vụ kế toán, bạn hoàn toàn có thể theo dõi công nợ, tuổi nợ, các khoản thanh toán, theo dõi và nhắc nhở bằng email khi các khoản thanh toán đến hạn hoặc quá hạn,… bằng các bản phân tích, thống kê hay thậm chí ngay trên form thông tin Đối tác,…
ERPOnline là một phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể, nó không chỉ đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán mà còn phục vụ các nghiệp vụ khác như Bán, Mua, Kho, Sản xuất, Nhân sự,… tất cả trong một phần mềm duy nhất. DO ĐÓ bạn không nên áp dụng các hành xử của một phần mềm riêng lẻ vào phần mềm ERP nói chung và ERPOnline nói riêng.

Cảm ơn bạn với một câu hỏi rất hay!
Ảnh đại diện
Huỷ
0
Ảnh đại diện
Trần Ngọc Tuấn
Best Answer

Khi bộ phận kinh doanh tạo một khách hàng, do họ không được phân quyền kế toán nên họ sẽ không nhìn thấy cái chỗ định khoản mặc định đó. Chỉ có kế toán mới thấy thôi em à. Do đó, đối với chỗ này em có thể đi theo một trong hai cách sau:

  1. Kế toán sẽ có trách nhiệm điều chỉnh lại chỗ này để đưa vào tài khoản con chi tiết
  2. Mặc kệ nó, cứ để 131 và 311
Cách thứ 2 là cách được khuyên dùng vì chả ai phải làm thêm việc định khoản này cả.
2 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ
Ảnh đại diện
ViindooBot
-

theo như a nói cách thứ 2,mặc kệ nó vậy thì làm thế nào mà biết được trong cái TK 131 có số phát sinh của những đối tác nào.
Theo em khi tạo mới 1 đối tượng khách hàng/nhà cung cấp bên tab kế toán,ko nên để mặc định 131/331 mà thông thường thì em thấy bên bộ phận bán hàng cũng có quản lý mã khách hàng thì sao chỗ này không app cho nó vào tk chi tiết luôn để khi liên quan đến các bộ phận khác khi muốn sort dữ liệu theo chi tiết đối tượng sẽ dễ dàng hơn
Em đã test theo 2 hướng :1 theo cách 2 của a và hướng thứ 2 theo cách em app ngay từ đầu thì em thấy cách thứ 2 của a em thấy không hay lắm và đối với em thì ko hữu ích lắm.nên em chọn cách của mình là app luôn ban đầu để đến khi có liên quan sang bộ phận nào cũng sẽ dễ dàng quản lý hơn chứ không cho vào 1 tk 131/331 cho tất cả :)

Ảnh đại diện
Trần Ngọc Tuấn
-

Sử dụng hệ thống tài khoản luật định để làm công tác phân tích, thống kế là một ý kiến tồi. Nhưng người ta vẫn phải làm thế vì người ta không có cách nào khác.
Với ERPOnline, em có nguyên cả cụm chức năng BI (business intelligent) để làm việc đó mà không cần phải chi nhỏ tài khoản. Em thử kiểm tra menu Báo cáo => Phân tích bút toán sẽ thấy việc bóc nhỏ tài khoản là không cần thiết.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn, dữ liệu phức tạp thì lúc này người ta sẽ cần đến một hệ thống tài khoản khác là tài khoản kế toán quản trị (Analytical Accounts). Em cần cài các module liên quan đến kế toán quản trị đê có chức năng này

0
Ảnh đại diện
Lê Thị Hằng
Best Answer

dạ nếu như phần đó bên bộ phận bán hàng không quan tâm là nó hạch toán vào đâu,cứ để mặc định cho vào tk 131 và tk 331
Rồi nếu đến khi 1 nghiệp vụ phát sinh,bên bán hàng họ ko quan tâm bên kế toán nó ntn,nhưng em làm thì em thấy nếu quá trình này tự động thì sang bên phân hệ kế toán nó hạch toán thẳng vào tk 131 và mình ko thể sửa thành tk chi tiết.vậy khi lên BCTC thì sao biết dc khoản 131 đó là đối tác nào
Trong khi đó,trong hệ thống tk đã có tk chi tiết cho từng đối tác rồi.
em ko hiểu như thế thì sao biết dc số dư hay SPS của từng đối tác trên BCTC

Ảnh đại diện
Huỷ
0
Ảnh đại diện
Leo Tran
Best Answer
Lê Thị Hằng wrote:

nhưng nếu là khoản phải trả cho 1 đối tượng đó(khách hàng) thì cũng là lấy tài khoản 131…(TK chi tiết)đó luôn chứ
em ví dụ KH này có mã là 131001 thì khoản phải thu là Nợ 131001.Còn khi trả khách hàng 131001 này cũng là Có TK131001 chứ.
vậy sao phần mềm lại ràng buộc 2 cái khoản này phải là 2 tk khác nhau
Dear Hằng,

Ở đây em hoàn toàn sai về nghiệp vụ. Có 131 là khoản khách hàng trả trước cho mình chứ không phải là khoản phải trả cho đối tác đó. Vì phần mềm có chung khái niệm Khách hàng và Nhà cung cấp, nghĩa là 1 đối tác có thể vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp. Trong trường hợp phải thu tiền của đối tác thì là Nợ 131, còn phải trả tiền cho đối tác đó thì là 331. Đối tác đó trả tiền trước cho mình thì mới là có 131.
Ảnh đại diện
Huỷ
0
Ảnh đại diện
Nguyễn Thị Liên
Best Answer
Lê Thị Hằng wrote:

nhưng nếu là khoản phải trả cho 1 đối tượng đó(khách hàng) thì cũng là lấy tài khoản 131…(TK chi tiết)đó luôn chứ
em ví dụ KH này có mã là 131001 thì khoản phải thu là Nợ 131001.Còn khi trả khách hàng 131001 này cũng là Có TK131001 chứ.
vậy sao phần mềm lại ràng buộc 2 cái khoản này phải là 2 tk khác nhau

Vì đây là phẩn cấu hình cho đối tác (có thể là khách hàng hoặc nhà cung cấp). Vậy nên ở tab kế toán, chúng ta sẽ chọn các tài khoản phải thu và phải trả có liên quan.
Còn việc nợ hay có của tài khoản 131 và 331 lại phụ thuốc vào nghiệp vụ kinh tế cụ thể phát sinh trong từng trường hợp.

Vì dụ như:
- Với cương vị là nhà cung cấp, thì đối tác ấy chỉ liên quan đến khoản phải trả (331). Nếu mình trả trước có nghĩa là nợ 331, mình nợ nhà cung cấp thì là có 331.
- Với cương vị là nhà khách hàng, thì đối tác ấy chỉ liên quan đến khoản phải thu (131). Nếu khách trả trước có nghĩa là có 131, khách nợ thì là nợ 131.

Cụ thể:
- Khi có 1 nghiệp vụ phát sinh tại phân hệ bán hàng, thì chắc chắn sẽ được định khoản vào tài khoản 131. Tùy vào việc khách trả trước hay khách nợ mà định hoản nợ hay có vào tài khoản này.
- Tương tự 1 nghiệp vụ phát sinh tại phân hệ mua hàng, thì chắc chắn sẽ được định khoản vào tài khoản 131. Tùy vào việc mình trả trước hay nợ tiền nhà cung cấp.
2 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ
Ảnh đại diện
ViindooBot
-

ý em muốn tạo tài khoản chi tiết app cho khách hàng đó luôn.để khi có 1 ngiệp vụ bán hay mua thì nó sẽ tự động hạch toán vào tk chi tiết đó luôn.như vậy khi bán hàng cho khách sẽ tăng tk 131001 còn khi khách hàng thanh toán thì giảm khoản 131001 và tăng tk tiền.
vì tính chất của tk 131 hay tk 331 là tk điều chỉnh nên theo ý kiến em thì nên ở đây nên cho tk phải thu và tk phải trả khi tạo mới khách hàng nên cho 1 tk chi tiết,chứ ko nên app vào tk 131 hay tk331 vì đến khi hạch toán sẽ cần tk chi tiết hơn chứ.

Ảnh đại diện
ViindooBot
-

Vấn đề em đang nhầm lần việc cấu hình cho đối tác (cả khách hàng và nhà cung cấp) và việc định khoản nghiệp vụ phát sinh.

Khi cấu hình cho đối tác thì việc chọn tài khoản phải thu hay phải trả nhằm mục đích xác định các tài khoản liên quan để phục vụ cho việc mua hay bán hàng. Chứ không phải cố định ông A nhất định phải là khách hàng, ông B nhất định phải là nhà cung cấp. ( cái này như mọi người đã giải thích cho em rồi).

Còn việc nợ tài khoản này hay có tài khoản kia lại hoàn toàn phụ thuộc nghiệp vụ phát sinh. Và phụ thuộc vào phân hệ em đang thao tác.

Nếu theo cách nghĩ của em. Thì khi ông A đã chọn là khách hàng và nhất định áp dụng luôn 131 cho ông A thì khi ông ấy ở vị trí nhà cung cấp, em lại phải add thêm 1 ông A tương tự để áp tài khoản 331 à? Như vậy thì phần CRM (quản lý khách hàng) sẽ lộn tùng phèo hết lên còn gì! ^=^

0
Ảnh đại diện
Lê Thị Hằng
Best Answer

nhưng nếu là khoản phải trả cho 1 đối tượng đó(khách hàng) thì cũng là lấy tài khoản 131…(TK chi tiết)đó luôn chứ
em ví dụ KH này có mã là 131001 thì khoản phải thu là Nợ 131001.Còn khi trả khách hàng 131001 này cũng là Có TK131001 chứ.
vậy sao phần mềm lại ràng buộc 2 cái khoản này phải là 2 tk khác nhau

1 Bình luận
Ảnh đại diện
Huỷ
Ảnh đại diện
Trần Ngọc Tuấn
-

Em hiểu không đúng chỗ này rồi.
Khoản phải thu được sử dụng trong trường hợp đối tác này là khách hàng.
Khoản phải trả được sử dụng trong trường hợp đối tác này là nhà cung cấp.

Em hãy hình dung thế này. Em có hợp tác với một công ty A, em mua sản phẩm/dịch vụ của họ thì cty A là nhà cung cấp của em. Ngoài ra, em có một dịch vụ mà họ lại mua từ em, lúc này, họ sẽ có vai trò là khách hàng.

Trả lời của bạn

Vui lòng đảm bảo câu trả lời của bạn có liên quan và giải đáp đúng nội dung câu hỏi. Nếu muốn bình luận về câu hỏi hoặc câu trả lời, hãy sử dụng công cụ Bình luận. Lưu ý, bạn có thể thay đổi nội dung trả lời thay vì trả lời lại 02 lần cho cùng một câu hỏi. Đồng thời bạn có thể nhấn nút để bầu chọn câu hỏi / câu trả lời tốt nhất.