Hỏi Đáp

Welcome!

This community is for professionals and enthusiasts of our products and services.
Share and discuss the best content and new marketing ideas, build your professional profile and become a better marketer together.

0

Bảng giá Pricelist cho từng khách hàng

Hi all,

Tôi muốn cập nhật dữ liệu bảng giá ( 2000 sản phẩm) cho từng khách hàng riêng biệt, bạn chỉ cho tôi cách để import. Nếu cập nhật thủ công thì quá lâu vì nhiều khách hàng và mỗi khách hàng nhiều sp, giá khác nhau.

Thanks.

Ảnh đại diện
Huỷ bỏ
1 Trả lời
0
Ảnh đại diện
Coffee One
Best Answer

Trước khi nói về phần mềm, mình có một số ý lời khuyên về việc lập các chính sách giá bán (pricelist):
1. Bạn nên phân nhóm sản phẩm rồi làm pricelist cho nhóm để tránh việc quản lý manh mún nhỏ lẻ dẫn đến việc khi thay đổi cũng phải làm cho từng sản phẩm
2. Các pricelist riêng cho khách hàng cũng nên phân loại theo phân khúc khách hàng. Ví dụ, khách hàng miền Bắc có pricelist riêng, khách hàng miền Nam có pricelist riêng (do phát sinh phụ phí chẳng hạn). Sau đó, có khách hàng nào đặc biệt thì mới làm riêng cho khách hàng đó dự trên pricelist cho phân khúc mà khách hàng đó thuộc về.

Quay về phần mềm, các tổ chức pricelist có thể như sau:

  1. Pricelist Nhóm SP 1
  2. Pricelist Nhóm SP 2:
  3. Pricelist Phân khúc KH 1 cho Nhóm SP1, kế thừa Pricelist Nhóm SP 1: Có thể cộng/trừ vào giá của pricelist trước
  4. Pricelist Phân khúc KH 2 cho Nhóm SP1, kế thừa Pricelist Nhóm SP 1: Có thể cộng/trừ vào giá của pricelist trước
  5. Pricelist Phân khúc KH 1 cho Nhóm SP2, kế thừa Pricelist Nhóm SP 2: Có thể cộng/trừ vào giá của pricelist trước
  6. Pricelist Phân khúc KH 2 cho Nhóm SP2, kế thừa Pricelist Nhóm SP 2: Có thể cộng/trừ vào giá của pricelist trước
  7. Prrcelíst cho MR. A (khách cá biệt nào đó): kế thừa 1 trong 4 pricelist từ 3 đến 6 và có thể cộng/trừ vào giá của pricelist trước
  8. v.v.
Với cách tổ chức trên, giả sử bạn có sản phẩm A thuộc nhóm Nhóm SP 1 có giá bán trên form sản phẩm là 1 triệu.
1. Bạn thiết lập bảng giá 1 nói trên là lấy giá từ form sản phẩm
3. Bạn thiết lập bảng giá 3 là kế thừa bảng giá 1 và cộng thêm 5%
4. Bạn thiết lập bảng giá 4 là kế thừa bảng giá 1 và cộng thêm 10%
7. Bảng giá 7 kế thừa bảng giá 4 và trừ đi 3%

Như vậy, nếu Nguyễn Văn X nào đó sử dụng bảng giá 1 khi mua Sản phẩm A thì sẽ có giá 1 triệu. Khách hàng Nguyễn Văn Y sử dụng bảng giá 3 thì sẽ là 1.050.000đ. Ngyễn Văn Z sử dụng bảng giá 4 thì giá sẽ là 1.100.000đ. Mr. A sử bảng giá 6 sẽ có giá 1.070.000đ

Với cách tổ chức và quản lý kho học như trên, bạn có thể quản lý dễ dàng và chính xác hơn. Trong trường hợp có sự thay đổi giá bán của một sản phẩm nào đó, bạn chỉ cần sửa 1 pricelist là các pricelist kế thừa sẽ có hiệu quả tức thì. Ví dụ: vào form sản phẩm A sửa lai giá bán là 2 triệu thì các bảng giá nói trên sẽ cho về giá bán như sau:
1. Bảng giá 1: 2 triệu
3. Bảng giá 3: 2.100.000đ
4. Bảng giá 4: 2.200.000đ
7. Bảng giá 7: 2.140.000đ

Nếu bạn đã tổ chức được như trên, nhu cầu import ắt sẽ không còn. Trong trrường hợp vẫn còn thì cách để import bất cứ thứ gì trong odoo là export mẫu một vài bản ghi rồi làm theo đó. Bạn cần có chút ít kiến thức kỹ thuật về IT để làm việc này vì bạn cần phải sử dụng các trường ID để import dữ liệu. Nếu import gặp vấn đề gì, bạn cứ trích thử một mẩu dữ liệu mang lên đây mình sẽ giúp.
Ảnh đại diện
Huỷ bỏ

Trả lời của Bạn

Vui lòng đảm bảo câu trả lời của bạn có liên quan và giải đáp đúng nội dung câu hỏi. Nếu muốn bình luận về câu hỏi hoặc câu trả lời, hãy sử dụng công cụ Bình luận. Lưu ý, bạn có thể thay đổi nội dung trả lời thay vì trả lời lại 02 lần cho cùng một câu hỏi. Đồng thời bạn có thể nhấn nút để bầu chọn câu hỏi / câu trả lời tốt nhất.